Bảng tra kích thước bu lông tiêu chuẩn

Bu lông là một trong những phụ kiện được dùng nhiều trong ngành công nghiệp xây dựng, cơ khí chế tạo và trên các hệ thống đường ống. Để lựa chọn bu lông phù hợp, người sử dụng cần hiểu rõ các kích thước và tiêu chuẩn bu lông. Dưới đây là bảng tra kích thước các loại bu lông thông dụng theo tiêu chuẩn DIN.

Bảng tra kích thước bu lông lục giác ngoài ren suốt tiêu chuẩn DIN 933

Bu lông lục giác ngoài ren suốt được chế tạo theo tiêu chuẩn DIN 933, ứng dụng phổ biến trong nhiều ứng dụng khác nhau. Kích thước đường kính của loại bu lông này dao động từ M3 đến M64, với các cấp độ bền từ 4.6 đến 12.9. Các kích thước thông dụng trong hệ thống đường ống từ M8 – M24 và phổ biến là cấp bền 8.8.

Bảng tra kích thước bu lông lục giác ren suốt DIN 933
Bảng tra kích thước bu lông lục giác ren suốt DIN 933

Bu lông lục giác DIN 933 là một loại bu lông hệ mét, được ký hiệu với chữ M trong tên gọi và thể hiện trong các bản vẽ kỹ thuật. Bạn có thể tham khảo Cách đọc ký hiệu bu lông để hiểu rõ hơn về các ký hiệu này.

Cùng xem chi tiết kích thước bu lông lục giác DIN 933 trong bảng dưới đây:

d1 M3 M4 M5 M6 M8 M10 M12 M14 M16 M18
k 2 2.8 3.5 4 5.3 6.4 7.5 8.8 10 11.5
e 6.01 7.66 8.79 11.05 14.38 18.9 21.1 24.49 26.75 30.14
s 5.5 7 8 10 13 17 19 22 24 27
d1 M20 M22 M24 M27 M30 M33 M36 M42 M48
k 12.5 14 15 17 18.7 21 22.5 26 30
e 33.53 35.72 39.98 45.2 50.85 55.37 60.79 71.3 82.6
s 30 32 36 41 46 50 55 65 75

Bảng tra kích thước bu lông lục giác chìm đầu trụ tiêu chuẩn DIN 912

Loại bu lông này có phần đầu mũ hình tròn, bên trong là lục giác chìm, dễ dàng siết chặt khi lắp đặt. Bu lông lục giác chìm đầu trụ được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 912, với các cấp độ bền từ 4.6 đến 12.9.

Bảng tra kích thước bu lông lục giác chìm DIN 912
Bảng tra kích thước bu lông lục giác chìm DIN 912

Các vật liệu bu lông thường được sử dụng là thép cacbon hoặc inox SUS 201, 304, 316 có độ bền cao giúp nó được ứng dụng nhiều trong cơ khí, lắp đặt máy móc, thiết bị,… Cùng tham khảo quy cách bu lông DIN 912 trong bảng dưới đây:

d1 M3 M4 M5 M6 M8 M10 M12 M14 M16 M18
Bước ren 0.5 0.7 0.8 1.0 1.25 1.5 1.75 2.0 2.0 2.5
b 18 20 22 24 28 32 36 40 44 48
d2 max 5.68 7.22 8.72 10.22 13.27 16.27 18.27 21.33 24.33 27.33
k max 3.0 4.0 5.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 16.0 18.0
s max 2.580 3.080 4.095 5.140 6.140 8.175 10.175 12.212 14.212 14.212
t 1.3 2 2.5 3 4 5 6 7 8 9
d1 M20 M22 M24 M27 M30 M33 M36 M42 M48
Bước ren 2.5 2.5 3.0 3.0 3.5 3.5 4.0 4.5 5.0
b 52 56 60 66 72 78 84 96 108
d2 max 30.33 33.39 36.39 40.39 45.39 50.39 54.56 63.46 72.46
k max 20.0 22.0 24.0 27.0 30.0 33.0 36.0 42.0 48.0
s max 17.230 17.230 19.275 19.275 22.275 24.275 27.275 32.33 36.33
t 10 11 12 13.5 15.5 18 19 24 28

Bảng tra kích thước bu lông lục giác ngoài ren lửng tiêu chuẩn DIN 931

Bu lông lục giác ngoài ren lửng sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 931 có nhiều kích thước từ M4, có thể dùng trong các ứng dụng yêu cầu chịu lực lớn.

Bảng tra kích thước bu lông lục giác ren lửng DIN 931
Bảng tra kích thước bu lông lục giác ren lửng DIN 931

Bạn có thể tham khảo chi tiết quy cách bu lông lục giác DIN 931 trong bảng dưới đây:

d1 M4 M5 M6 M8 M10 M12 M14 M16 M18
b to 125 14 16 18 22 26 30 34 38 42
b to 200 24 28 32 36 40 44 48
b over 200 45 49 53 57 61
k 2.8 3.5 4 5.3 6.4 7.5 8.8 10 11.5
e 7.66 8.79 11.05 14.38 18.9 21.1 24.49 26.75 30.14
s 7 8 10 13 17 19 22 24 27
d1 M20 M22 M24 M27 M30 M33 M36 M42 M45 M48
b to 125 46 50 54 60 66 72 78 90 96 102
b to 200 52 56 60 66 72 78 84 96 102 108
b over 200 65 69 73 79 85 91 97 109 115 121
k 12.5 14 15 17 18.7 21 22.5 26 28 30
e 33.53 35.72 39.98 45.2 50.85 55.37 60.79 71.3 76.95 82.6
s 30 32 36 41 46 50 55 65 70 75

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm Đặc điểm 10 loại bu lông thông dụng

Như vậy, mỗi tiêu chuẩn sẽ có những quy định riêng về đặc điểm và kích thước của bu lông. Hy vọng Phụ kiện ống THP chia sẻ giúp bạn nắm được các kích thước và quy cách bu lông tiêu chuẩn. Dựa vào bảng tra kích thước, bạn có thể dễ dàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho công việc của mình, đảm bảo độ bền và an toàn cho công trình.

Bài viết liên quan

Các yếu tố ảnh hưởng tới rò rỉ mặt bích và cách khắc phục

Rò rỉ mặt bích là sự cố thường gặp trong các hệ thống đường ống,

Các tiêu chuẩn mặt bích hiện hành | JIS, DIN, ANSI, BS

Mặt bích đóng vai trò quan trọng trong hệ thống đường ống, giúp kết nối

Quy trình gia công mặt bích: Chi tiết các bước thực hiện

Mặt bích không chỉ là chi tiết kết nối, mà còn là yếu tố then

Bu lông M24 dùng cờ lê bao nhiêu? – Cách chọn cờ lê cho bulong

Trong ngành xây dựng, cơ khí và các ngành công nghiệp nặng, bu lông M24

Bu lông M22 – Tìm hiểu cấu tạo và thông số chi tiết

Khi thiết kế và thi công hệ thống đường ống, mỗi chi tiết nhỏ đều

Bu lông M20: Thông số, ứng dụng và các loại thông dụng

Bu lông M20 được sử dụng rộng rãi trong các công trình và hệ thống

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *