Việc lựa chọn cờ lê cho bu lông là một công việc quan trọng để đảm bảo hiệu quả công việc. Bởi nếu chọn sai, chọn loại cờ lê không phù hợp thì dễ gây ra hư hỏng, biến dạng hoặc không đảm bảo độ chắc chắn cho các mối ghép bu lông. Vậy chọn cờ lê cho bu lông như thế nào là phù hợp? Cùng khám phá cách chọn cờ lê cho bu lông trong bài viết dưới đây!
Tại sao cần chọn cờ lê cho bu lông chính xác?
Cờ lê là một công cụ cầm tay phổ biến trong ngành cơ khí, giúp người sử dụng dễ dàng thao tác với các chi tiết cơ khí như bu lông, đai ốc, chốt hoặc các linh kiện có ren.
Việc chọn cờ lê đúng kích thước giúp đảm bảo thao tác siết và nới lỏng bu lông được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng và chính xác. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm công sức mà còn bảo vệ bu lông khỏi bị biến dạng trong quá trình thao tác. Hơn nữa, chọn đúng cờ lê còn giúp tăng độ bền cho công trình và đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.
Ngược lại, nếu bạn chọn cờ lê không phù hợp, có thể dẫn đến những vấn đề như cong vênh, gãy cờ lê, hoặc thậm chí làm hỏng bu lông và đai ốc. Chính vì vậy, việc lựa chọn cờ lê đúng kích thước là vô cùng quan trọng.
Cách chọn cờ lê cho bu lông đúng kích thước
Việc chọn cờ lê không phù hợp có thể ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc. Để đảm bảo việc lắp ghép bu lông, đai ốc không bị hư hỏng hay biến dạng trong quá trình thi công, việc tham khảo các tiêu chuẩn và lời khuyên từ những người có kinh nghiệm là vô cùng quan trọng.
Để chọn cờ lê phù hợp, bạn cần biết công thức tính kích thước cờ lê dựa trên đường kính bu lông.
Công thức cơ bản là:
Đường kính ren ngoài bu lông (mm) × 1,7 = Kích thước cờ lê phù hợp (mm)
Để giúp bạn hiểu rõ hơn, cùng chúng tôi áp dụng công thức và tính kích thước cờ lê cho 3 kích thước bu lông thông dụng, gồm bu lông M6, M8 và M10:
- Bulong M6 có đường kính ren ngoài tương ứng là 6mm. Áp dụng công thức trên ta có thể tính kích thước cờ lê bằng 6 × 1,7 = 10,2 (mm). Như vậy, kích thước cờ lê phù hợp với bu lông M6 là 10mm.
- Bulong M8 có đường kính ngoài thân ren là 8mm, ta có thể tính được kích thước cờ lê là 8 × 1,7 = 13,6 (mm). Như vậy, cờ lê phù hợp có kích thước 13mm.
- Bulong M10 cũng được tính dựa theo đường kính ren ngoài, cụ thể là 10mm. Kích thước cờ lê có thể tính được là 10 × 1,7 = 17 (mm). Như vậy, kích thước cờ lê phù hợp cho bu lông M10 là 17mm.
Bảng kích thước cờ lê cho bu lông DIN 933
Các loại bu lông inox tiêu chuẩn DIN 933 được ứng dụng rất nhiều trong các hệ thống đường ống công nghiệp để kết nối các mặt bích, chi tiết ống với nhau. Dưới đây là bảng tổng hợp kích thước cờ lê tương ứng với các loại bu lông cho bạn dễ dàng tham khảo.
Kích thước bu lông | M3 | M4 | M5 | M6 | M7 | M8 | M10 | M12 | M14 |
Kích thước cờ lê (mm) | 5.5 | 7 | 8 | 10 | 11 | 13 | 17 | 19 | 22 |
Kích thước bu lông | M16 | M18 | M20 | M22 | M24 | M27 | M30 | M33 | M36 |
Kích thước cờ lê (mm) | 24 | 27 | 30 | 32 | 36 | 41 | 46 | 50 | 55 |
Kích thước bu lông | M38 | M42 | M45 | M48 | M52 | M56 | M60 | M65 |
Kích thước cờ lê (mm) | 60 | 65 | 70 | 80 | 85 | 90 | 95 | 100 |
Các loại cờ lê được sử dụng phổ biến
Cờ lê có nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau, giúp đáp ứng các yêu cầu công việc khác nhau. Bên cạnh việc chọn kích thước cờ lê thì kiểu dáng cờ lê thích hợp với bu lông cũng rất quan trọng.
Dưới đây là một số loại cờ lê thông dụng:
- Cờ lê thường (Cờ lê mỏ lết): Là loại thông dụng nhất với 1 đầu cố định và 1 đầu điều chỉnh độ mở của ngàm để dễ dàng sử dụng cho nhiều kích thước bu lông khác nhau.
- Cờ lê hai đầu mở: Loại này có hai ngàm cố định với kích thước khác nhau, thích hợp cho việc siết chặt các đai ốc và bulong.
- Cờ lê hai đầu vòng: Là loại cờ lê có hai đầu hình tròn và có hình 6 cạnh hoặc 12 cạnh ở phía trong, thường được sử dụng để vặn siết đai ốc và bu lông. Phân thân cờ lê có thể được làm thẳng với hai đầu tròn hoặc chếch chéo cho tiện thao tác.
- Cờ lê vòng miệng: Là loại cờ lê có 1 đầu mở và 1 đầu vòng mang lại sự linh hoạt trong việc thao tác.
- Cờ lê lực: Là loại cờ lê có thể điều chỉnh lực siết, thích hợp cho những công việc yêu cầu độ chính xác cao như trong xây dựng, công nghiệp nặng, hoặc bảo trì ô tô.
Nói chung, việc chọn cờ lê cho bu lông không chỉ giúp bạn thực hiện thao tác một cách dễ dàng, mà còn bảo vệ các bộ phận như bu lông và đai ốc khỏi bị hư hỏng và đảm bảo an toàn lao động. Hy vọng bài viết Phụ kiện ống THP chia sẻ giúp bạn có thể chọn được loại cờ lê phù hợp nhất cho việc lắp đặt bu lông trong hệ thống ống.
Bài viết liên quan
Măng sông là gì? Công dụng & Các loại măng sông thông dụng
Trên các đường ống công nghiệp thường sử dụng kết hợp nhiều loại phụ kiện
Th1
Tê hàn là gì? Tìm hiểu các loại tê hàn thông dụng
Bạn có bao giờ tự hỏi tê hàn là gì và tại sao nó lại
Th12
Bu lông cấp bền 8.8 là gì? Tiêu chuẩn bu lông 8.8
Trong các ứng dụng yêu cầu chịu lực lớn, bu lông 8.8 được sử dụng
Th12
Cấp bền bulong là gì? Bảng tra cấp độ bền bu lông
Bu lông rất phổ biến trong các lĩnh vực để kết nối các chi tiết,
Th12
Bu lông hệ inch là gì? Bảng tra bu lông hệ inch chi tiết
Bên cạnh bulong hệ mét, trong các hệ thống đường ống, người ta còn sử
Th12
Bảng tra kích thước bu lông tiêu chuẩn
Bu lông là một trong những phụ kiện được dùng nhiều trong ngành công nghiệp
Th12