Công thức chia lỗ trên mặt bích – Các lưu ý khi chia lỗ

Công thức chia lỗ trên mặt bích nhận được khá nhiều sự quan tâm khi chỉ ra cách tính khoảng cách giữa hai lỗ bu lông. Đồng thời nó thể hiện mối quan hệ giữa các thông số của mặt bích. Cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu công thức chia lỗ trên mặt bích và những lưu ý khi chia lỗ.

Các thông số của mặt bích theo tiêu chuẩn

Hiện nay, các mặt bích đều được áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế nhằm thống nhất, quy định về các thông số như:

  • Kích thước lỗ bulong
  • Đường kính trong của mặt bích
  • Đường kính ngoài của mặt bích
  • Số bulong
  • Độ dày của mặt bích

Tùy thuộc các loại tiêu chuẩn mặt bích mà cùng kích thước mặt bích có thể có số lỗ bulong khác nhau. Các tiêu chuẩn mặt bích thông dụng gồm có:

  • Tiêu chuẩn mặt bích ANSI – Mỹ
  • Tiêu chuẩn mặt bích DIN – Đức
  • Tiêu chuẩn mặt bích JIS – Nhật
  • Tiêu chuẩn mặt bích BS – Anh

Một điều dễ thấy là dù được sản xuất theo bất kỳ tiêu chuẩn nào thì số lỗ bu lông trên mặt bích đều là bội của 4. Điều này để đảm bảo Quy trình xiết bu lông mặt bích không có rò rỉ và rủi ro khi vận hành hệ thống.

Công thức chia lỗ trên mặt bích

Công thức chia lỗ trên mặt bích
Công thức chia lỗ trên mặt bích

Để tính toán chính xác khoảng cách giữa các lỗ bu lông cần phụ thuộc vào một vài thông số và mối quan hệ giữa chúng, cụ thể trong công thức dưới đây.

C = sin(θ ÷ 2) * PCD

Trong đó:

  • C – Khoảng cách giữa hai tâm lỗ bu lông
  • θ – Góc tạo bởi 2 lỗ bu lông với tâm bích (θ = 360 ÷ sỗ lỗ bu lông)
  • PCD – Đường kính của vòng tròn bước (đường kính dọc theo tâm lỗ bu lông)

Ví dụ: Mặt bích mù DN50 JIS 10K có 4 lỗ bu lông, PCD = 120mm. Áp dụng công thức có C = 84.85mm.

Ý nghĩa của các kích thước mặt bích

Mặt bích được sử dụng để kết nối đường ống này với đường ống khác hoặc với các thiết bị công nghiệp. Vì vậy, để kết nối chính xác thì các lỗ bulong phải khớp với nhau để có thể bắt bu lông và siết chặt hai mặt bích lại. Nếu các lỗ bu lông nằm ngoài PCD và không cùng thông số, hai mặt bích không thể khớp lại với nhau.

Lợi ích khi lựa chọn mặt bích cùng kích thước, tiêu chuẩn
Lợi ích khi lựa chọn mặt bích cùng kích thước, tiêu chuẩn

Điều này thể hiện rõ khi bạn cố kết nối mặt bích mù DN50 tiêu chuẩn JIS 16K với tiêu chuẩn DIN PN16. Bởi PCD của bích mù DN50 JIS 16K là 120mm, trong khi đó theo tiêu chuẩn DIN PCD chỉ là 125mm.

Như vậy, sự tương thích giữa các kích thước mặt bích rất quan trọng. Chúng giúp đảm bảo việc lắp đặt mặt bích chính xác vào hệ thống để tạo nên những liên kết chắc chắn, giúp bịt kín tốt và giảm thiểu nguy cơ rò rỉ.

Từ đó bảo vệ đường ống khỏi các sự cố cấu trúc, nứt vỡ, mài mòn,… và góp phần gia tăng tuổi thọ của các loại thiết bị được lắp đặt trên ống.

Cần lưu ý gì khi chia lỗ trên mặt bích

Khi chia lỗ trên mặt bích, chúng ta cần chú ý tới 2 thông số là số lượng lỗ và kích thước lỗ.

  • Số lỗ bu lông (Thường là 4, 8, 12, 16, 20,…) được xác định để đảm bảo sự ổn định và chắc chắn của mặt bích khi kết nối. Đồng thời bảo đảm trong quá trình lắp đặt, siết chéo bu lông để ngăn ngừa biến dạng mặt bích.
  • Kích thước lỗ bulong phải phù hợp với kích thước bu lông và các chi tiết cần kết nối.

Ngoài ra cần lưu ý về vật liệu chế tạo, bề mặt kết nối mặt bích, môi trường ứng dụng, kích thước mặt bích,… để lựa chọn loại mặt bích phù hợp. Nếu bạn còn phân vân khi lựa chọn, hãy để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ với Phụ kiện ống THP để được tư vấn và lựa chọn mặt bích chính xác.

Bài viết liên quan

Các loại bu lông thông dụng trong công nghiệp & đời sống

Bu lông rất thông dụng trong các công trình xây dựng, sản xuất công nghiệp,

Cấu tạo của bu lông – Cấu tạo mối ghép bu lông gồm mấy phần?

Bu lông được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực với thiết kế đơn

Bu lông là gì? Bu lông dùng để làm gì?

Trong cuộc sống hàng ngày, khi cần kết nối các chi tiết lại với nhau,

Tê thu là gì? Các loại tê thu trong hệ thống công nghiệp

Nếu trên các hệ thống ống có cùng kích thước, người ta sử dụng tê

Tìm hiểu về tê đều – Các loại tê đều trong công nghiệp

Trong nhiều hệ thống được lắp đặt ba đường ống cần kết nối với nhau

Lơ thu là gì? 4 Vật liệu sản xuất lơ thu thông dụng

Trong các hệ thống đường ống dẫn nước, gas, dầu, hơi nóng, khí nén và

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *