Trên thực tế có tới 7 loại bề mặt mặt bích nhưng được dùng phổ biến nhất là mặt bích RF và FF. Ở bài viết này, chúng tôi chia sẻ kỹ hơn mặt bích RF là gì? Mặt bích FF là gì? Và so sánh mặt bích RF và FF. Cùng Phụ kiện ống THP khám phá trong bài viết này nhé.
Mặt bích RF là gì?
Mặt bích RF hay Raised Face Flange là tên gọi của 1 loại mặt bích được thiết kế có phần nhô lên xung quanh chu vi lỗ khoan của mặt bích. Có thể gọi chúng bằng tên gọi mặt bích mặt nâng hay mặt bích nâng.
Thiết kế này cho phép tập trung nhiều áp lực vào diện tích miếng đệm nhỏ (phần nâng). Từ đó tăng cường khả năng ngăn chặn áp suất của mặt bích. Đồng thời cũng tăng khả năng bịt kín, chống rò rỉ tốt hơn mặt bích phẳng. Qua đó cải thiện hiệu suất của mối nối và toàn hệ thống.
Trong 7 kiểu bề mặt kết nối mặt bích, đây là loại được sử dụng phổ biến nhất với đa dạng kích thước, vật liệu sản xuất như thép carbon, thép không gỉ, thép hợp kim.
Đường kính và chiều cao của mặt bích RF được xác định theo tiêu chuẩn B16.5. Theo đó, định mức áp suất của mặt bích xác định chiều cao của phần nhô lên. Đồng nghĩa rằng, khi áp suất càng lớn thì chiều cao phần nhô lên càng cao.
- Mức áp suất Class 150, 300, chiều cao phần nhô lên ~1,6mm (tương ứng ⅙ inch).
- Mức áp suất Class 400, 600, 900, 1500, 2500, chiều cao phần nhô lên ~6,4mm (tương ứng ¼ inch).
Mặt bích RF thường được ứng dụng trong các môi trường áp suất trung bình đến cao. Điển hình là đường ống dẫn trong các nhà máy lọc dầu, hóa dầu, hóa chất, nhà máy điện. Hoặc dùng để kết nối các thiết bị, phụ kiện áp suất cao.
Mặt bích FF là gì?
Mặt bích FF hay Flat Face Flange là loại mặt bích phẳng, có 2 bề mặt nhẵn và phẳng hoàn toàn. Mặt bích FF không có phần nhô lên như mặt bích RF nhưng vẫn đảm bảo tuân theo các tiêu chuẩn mặt bích về kích thước, số lỗ bulong.
Khi kết nối 2 mặt bích FF thường sử dụng các loại gioăng toàn mặt phi kim loại dạng mềm như Viton, EPDM.
Thông thường, mặt bích phẳng thường được ứng dụng tại các nơi mà cần kết nối mặt bích chặt chẽ với nhau. Bởi bề mặt phẳng cung cấp lực kẹp đồng đều hơn so với mặt bích nâng. Các loại mặt bích phẳng thường là mặt bích hàn trượt, mặt bích ren, mặt bích mù. Bạn cũng có thể tham khảo đặc điểm Các loại mặt bích thông dụng.
Các hệ thống ứng dụng mặt bích phẳng gồm có hệ thống tưới tiêu, xử lý nước thải, hệ thống điều hòa không khí,…
Lưu ý: Không kết nối mặt bích RF với mặt bích FF vì nguy cơ rò rỉ lưu chất tại mối nối cao.
So sánh mặt bích RF và FF
Điểm giống nhau
- Đều được sử dụng để kết nối các thiết bị, đường ống với nhau.
- Có đầy đủ kích thước, vật liệu phù hợp với nhiều hệ thống cho khách hàng lựa chọn.
- Được sản xuất tuân theo tiêu chuẩn mặt bích ANSI B16.5, ASME B16.47 về kích thước, vật liệu, lỗ bulong,…
Có thể bạn quan tâm: Công thức chia lỗ bu lông trên mặt bích
Điểm khác nhau
- Về thiết kế: Mặt bích RF có phần nâng giúp cải thiện khả năng chống rò rỉ và chịu áp suất cao. Còn mặt bích FF được thiết kế đơn giản với bề mặt phẳng nhưng có nguy cơ rò rỉ khi làm việc ở môi trường áp suất cao.
- Tính ứng dụng: Mặt bích nâng thường ứng dụng ở các môi trường có áp suất từ trung bình đến cao. Trong khi đó, mặt bích phẳng chỉ ứng dụng tốt ở các môi trường áp suất thấp.
- Về chi phí: Do thiết kế đơn giản nên mặt bích FF có giá thành rẻ hơn mặt bích RF. Điều này giúp tiết kiệm chi phí khi sử dụng ở các môi trường áp suất thấp.
- Về độ bền: Mặt bích phẳng có độ bền kém hơn vì dễ bị ăn mòn và hư hỏng khi làm việc ở áp suất cao. Trái lại, mặt bích được thiết kế với khả năng chống chịu tốt nên có độ bền vượt trội hẳn.
- Về yêu cầu lắp đặt: Đối với mặt bích FF sử dụng gioăng toàn mặt nên việc lắp đặt dễ dàng hơn, chỉ cần căn chỉnh trùng lỗ bulong. Còn mặt bích RF lại yêu cầu căn chỉnh chính xác tại vị trí mặt nâng để bề mặt tiếp xúc đều với miếng đệm. Như vậy sẽ tốn thời gian hơn khi lắp đặt mặt bích phẳng.
Bảng tổng hợp so sánh
Dưới đây là bảng tổng hợp so sánh mặt bích RF và FF để tiện theo dõi và dễ dàng so sánh khi lựa chọn 2 loại mặt bích này.
Mặt bích RF |
Mặt bích FF |
|
|
||
Bề mặt | Có phần nhô lên xung quanh chu vi của lỗ khoan | Bề mặt phẳng, nhẵn |
Ứng dụng | Môi trường áp suất trung bình đến cao | Môi trường áp suất thấp |
Lực kẹp bulong | Ít đồng đều | Đồng đều hơn |
Khả năng chống rò rỉ | Tốt hơn | Kém hiệu quả hơn, đặc biệt là ở môi trường áp lực cao. |
Chất liệu gioăng | Kim loại | Phi kim loại |
Chi phí | Cao hơn | Rẻ hơn do thiết kế đơn giản |
Yêu cầu lắp đặt | Cao hơn, cần căng chỉnh chính xác | Đơn giản hơn |
Độ bền | Tốt hơn | Kém hơn |
Như vậy, Phụ kiện ống THP đã chia sẻ tới bạn Mặt bích RF là gì? Mặt bích FF là gì? Sự giống và khác nhau giữa mặt bích RF và FF. Đây là 2 trong 7 kiểu bề mặt mặt bích được ứng dụng phổ biến. Nếu bạn có nhu cầu mua mặt bích RF hay FF, hãy liên hệ ngay với Phụ kiện ống THP để được tư vấn, lựa chọn phụ kiện phù hợp và báo giá chi tiết.
Bài viết liên quan
Các loại bu lông thông dụng trong công nghiệp & đời sống
Bu lông rất thông dụng trong các công trình xây dựng, sản xuất công nghiệp,
Th12
Cấu tạo của bu lông – Cấu tạo mối ghép bu lông gồm mấy phần?
Bu lông được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực với thiết kế đơn
Th12
Bu lông là gì? Bu lông dùng để làm gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, khi cần kết nối các chi tiết lại với nhau,
Th12
Tê thu là gì? Các loại tê thu trong hệ thống công nghiệp
Nếu trên các hệ thống ống có cùng kích thước, người ta sử dụng tê
Th12
Tìm hiểu về tê đều – Các loại tê đều trong công nghiệp
Trong nhiều hệ thống được lắp đặt ba đường ống cần kết nối với nhau
Th12
Lơ thu là gì? 4 Vật liệu sản xuất lơ thu thông dụng
Trong các hệ thống đường ống dẫn nước, gas, dầu, hơi nóng, khí nén và
Th12