Quy trình gia công mặt bích: Chi tiết các bước thực hiện

Mặt bích không chỉ là chi tiết kết nối, mà còn là yếu tố then chốt quyết định sự chắc chắn, an toàn và hiệu suất của các hệ thống công nghiệp. Để tạo ra sản phẩm chất lượng, quy trình gia công mặt bích phải đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe, từ khâu lựa chọn vật liệu, đánh bóng, khoan lỗ, tạo rãnh đến phay. Cùng Phụ kiện ống THP khám phá chi tiết các bước gia công mặt bích trong bài viết dưới đây.

Gia công mặt bích là gì?

Mặt bích là chi tiết dùng để kết nối ống, van hoặc thiết bị trong hệ thống đường ống, đảm bảo độ kín khít và an toàn khi vận hành. Để tạo ra một mặt bích đạt chuẩn, cần phải trải qua quá trình gia công tỉ mỉ. Vậy gia công mặt bích là gì?

Gia công mặt bích là quá trình tạo mặt bích thành phẩm
Gia công mặt bích là quá trình tạo mặt bích thành phẩm

Gia công mặt bích là quá trình chế tạo và hoàn thiện mặt bích từ nguyên liệu thô theo các tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Quy trình này bao gồm nhiều công đoạn như cắt phôi, tiện, phay, khoan lỗ và xử lý bề mặt nhằm đảm bảo độ chính xác về kích thước, khả năng chịu áp lực và độ bền của sản phẩm.

Chi tiết quy trình gia công mặt bích

Để tạo ra mặt bích đạt chuẩn chất lượng, quy trình chế tạo mặt bích sẽ gồm các bước dưới đây.

Chuẩn bị vật liệu gia công mặt bích

Vật liệu gia công mặt bích thường là thép carbon, thép hợp kim, inox hoặc gang. Trong đó, gia công mặt bích inox đòi hỏi quy trình nghiêm ngặt hơn do đặc tính chống ăn mòn của vật liệu này.

Lưu ý: Để mặt bích đạt chất lượng cao, vật liệu được chọn cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

  • Có độ bền cao, khả năng chịu nhiệt, chịu áp lực, chống ăn mòn,…
  • Chọn vật liệu có giá thành hợp lý để có thể phù hợp ngân sách của từng dự án.
  • Vật liệu phải có khả năng gia công thành mặt bích, không chọn vật liệu quá cứng hoặc quá mềm.
  • Ưu tiên chọn vật liệu đến từ các thương hiệu và nhà sản xuất uy tín để đảm bảo chất lượng.
  • Ngoài ra, còn cần đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định liên quan như ANSI, EN, JIS,…

Tạo phôi mặt bích

Sau khi đã lựa chọn được loại vật liệu phù hợp, tiến hành đưa vật liệu vào máy cắt plasma, laser hoặc CNC để cắt thành từng phần rồi cho vào lò luyện để nung chảy và tạo hình.

Tạo phôi mặt bích bằng nhiệt
Tạo phôi mặt bích bằng nhiệt

Khi vật liệu đã đủ nhiệt để tạo hình, tiến hành tạo phôi mặt bích theo yêu cầu. Ví dụ, mặt bích cổ hàn sẽ sau khi gia nhiệt sẽ có hình dạng đúng với sản phẩm hoàn thiện nhưng chưa được tạo lỗ bulong. Ngoài ra còn có các dạng bích đặc biệt khác như mặt bích hàn trượt, mặt bích hàn cổ cao,… Đối với quá trình sản xuất mặt bích đặc, chỉ cần tạo hình tròn dẹt, có độ dày phù hợp rồi tiến hành khoan lỗ bulong.

Khoan và tạo lỗ

Tiếp đến, ta sẽ thực hiện khoan lỗ trên mặt bích để tạo các lỗ có đường kính phù hợp với đường kính của thiết bị kết nối. Quá trình này yêu cầu sự chính xác cao và thường được thực hiện bằng máy khoan chuyên dụng. Từ đó tạo nên các lỗ bulong có khoảng cách phù hợp với vị trí lỗ chính xác.

Khoan và tạo lỗ bulong mặt bích bằng máy chuyên dụng
Khoan và tạo lỗ bulong mặt bích bằng máy chuyên dụng

Để xác định vị trí các lỗ khoan, bạn có thể tham khảo bài viết Công thức chia lỗ trên mặt bích.

Tạo rãnh cho mặt bích

Để tăng độ bám dính cho các vòng đệm cao su (gioăng cao su mặt bích), quy trình gia công mặt bích không thể thiếu bước tạo rãnh. Quá trình này sẽ được thực hiện bằng máy phay và máy tiện. Đối với mỗi loại mặt bích, các rãnh được thiết kế khác nhau để đáp ứng các yêu cầu riêng biệt. Và hiện tại có tới 7 kiểu bề mặt kết nối mặt bích.

Trong đó, phổ biến là các loại mặt bích RF với phần gờ nhô lên ở lỗ khoan mặt bích, được sử dụng rất phổ biến trong các hệ thống công nghiệp. Còn mặt bích FF lại có bề mặt phẳng hoàn toàn, không cần tạo rãnh trên sản phẩm.

Đánh dấu và nhận dạng

Tiếp đến là đánh dấu và nhận dạng – một bước không thể thiếu trong quá trình gia công mặt bích. Tại bước này, bộ phận sản xuất sẽ đánh dấu (khắc) các thông số cơ bản ở vị trí chu vi ngoài của mặt bích. Vậy nên, trên mỗi mặt bích đều được đánh dấu vật liệu, tiêu chuẩn, kích thước, áp lực của mặt bích. Điều này giúp chúng ta dễ dàng nhận dạng và lựa chọn sản phẩm một cách nhanh chóng mà không cần kiểm tra bằng các công cụ phức tạp.

Đánh dấu các thông số cơ bản lên mặt bích
Đánh dấu các thông số cơ bản lên mặt bích

Đánh bóng bề mặt

Bước cuối cùng trong quy trình gia công mặt bích là hoàn thiện bề mặt. Mặt bích sẽ được mang đi đánh bóng và mài để loại bỏ vết nứt hoặc gờ cạnh cũng như đảm bảo bề mặt nhẵn phẳng giúp tăng tính thẩm mỹ. Một số trường hợp có thể phủ thêm lớp sơn bên ngoài để tăng độ sáng, chống gỉ sét khi phải tiếp xúc với môi trường ngoài.

Đánh giá chất lượng mặt bích sau gia công

Sau khi gia công, mặt bích cần được tiến hành kiểm tra chất lượng, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi ra ngoài thị trường. Mặt bích đạt tiêu chuẩn đóng gói và xuất kho cần đảm bảo được các tiêu chí sau:

Các tiêu chí đánh giá chất lượng mặt bích
Các tiêu chí đánh giá chất lượng mặt bích
  • Kích thước: Kích thước đường kính trong và ngoài, độ dày mặt bích, khoảng cách giữa các lỗ bulong phải chính xác, đảm bảo có thể kết nối với các bộ phận khác trong đường ống.
  • Chất lượng bề mặt: Đảm bảo bề mặt nhẵn, mịn, không có vết xước, gỉ sét hoặc gờ ảnh hưởng đến độ bền và khả năng kết nối. Với mặt bích được sơn phủ chống ăn mòn, cần kiểm tra độ bám dính và độ đồng đều của lớp phủ.
  • Khả năng chịu lực và áp suất: Mặt bích sau gia công phải có khả năng chịu lực và nhiệt độ đáp ứng với tiêu chuẩn của vật liệu để đảm bảo lắp đặt được trong nhiều hệ thống khác nhau như hệ thống cấp thoát nước, hơi nóng, hóa chất,…
  • Đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật: Để đảm bảo chất lượng và độ bền, mặt bích sau khi gia công phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cụ thể. Điển hình các loại mặt bích sản xuất tại Nhật thường đạt chuẩn tiêu chuẩn JIS hay mặt bích xuất xứ châu Âu phổ biến là tiêu chuẩn DIN,… Tiêu chuẩn mặt bích nào được áp dụng tùy thuộc vào từng quốc gia sản xuất.

Các phương pháp chế tạo mặt bích

Quy trình sản xuất mặt bích có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào vật liệu, yêu cầu kỹ thuật và ứng dụng cụ thể. Dưới đây là những phương pháp chế tạo mặt bích thông dụng.

Phương pháp rèn

Là phương pháp chế tạo mặt bích bằng cách sử dụng lực nén cao để ép kim loại vào khuôn, giúp tăng độ bền và khả năng chịu áp lực. Quy trình rèn bắt đầu từ việc cắt phôi kim loại theo kích thước yêu cầu, sau đó nung nóng đến nhiệt độ thích hợp để dễ dàng tạo hình. Dưới tác động của khuôn dập, phôi kim loại được ép thành hình mặt bích, sau đó được gia công tinh chỉnh để đảm bảo độ chính xác về kích thước và chất lượng bề mặt.

Mặt bích tạo bằng phương pháp rèn có độ bền cao
Mặt bích tạo bằng phương pháp rèn có độ bền cao

 Phương pháp rèn giúp mặt bích có độ bền cao, chịu áp lực tốt, nhưng chi phí sản xuất lớn và khó tạo được phôi có hình dạng phức tạp.

Phương pháp đúc

Đúc là quá trình chế tạo mặt bích bằng cách đổ kim loại nóng chảy vào khuôn và để nguội để tạo hình. Phương pháp này phù hợp với sản xuất mặt bích có kích thước lớn hoặc hình dạng phức tạp. Tuy nhiên, mặt bích đúc có độ bền cơ học thấp hơn so với mặt bích rèn và có thể xuất hiện rỗ khí trong quá trình đông đặc.

Phương pháp cán phôi

Là phương pháp dùng lực nén và kéo giãn để tạo hình mặt bích từ kim loại nung nóng. Phôi được đưa qua các con lăn cán để định hình, sau đó gia công tinh chỉnh như tiện, phay, khoan lỗ.

Mặt bích tạo bằng phương pháp cán nguội thích hợp với hệ thống áp lực cao
Mặt bích tạo bằng phương pháp cán nguội thích hợp với hệ thống áp lực cao

Với cách làm này, mặt bích sẽ có độ bền cao, bề mặt mịn hơn so với đúc. Tuy nhiên, nó không phù hợp với mặt bích quá lớn hoặc hình dạng phức tạp. Mặt bích cán phôi thường dùng trong các hệ thống áp suất cao như dầu khí, hóa chất và năng lượng.

Nói chung, quy trình gia công mặt bích chuyên nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo chất lượng và độ chính xác của sản phẩm. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các bước gia công, từ lựa chọn vật liệu đến kiểm tra chất lượng cuối cùng, sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu khắt khe của các hệ thống công nghiệp. Hy vọng bài viết Phukienongthp chia sẻ trên đây giúp bạn hiểu hơn về quy trình sản xuất mặt bích. Nếu bạn cần mua các loại mặt bích chất lượng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất!

Bài viết liên quan

Các tiêu chuẩn mặt bích hiện hành | JIS, DIN, ANSI, BS

Mặt bích đóng vai trò quan trọng trong hệ thống đường ống, giúp kết nối

Bu lông M24 dùng cờ lê bao nhiêu? – Cách chọn cờ lê cho bulong

Trong ngành xây dựng, cơ khí và các ngành công nghiệp nặng, bu lông M24

Bu lông M22 – Tìm hiểu cấu tạo và thông số chi tiết

Khi thiết kế và thi công hệ thống đường ống, mỗi chi tiết nhỏ đều

Bu lông M20: Thông số, ứng dụng và các loại thông dụng

Bu lông M20 được sử dụng rộng rãi trong các công trình và hệ thống

Bu lông M18 – Cách phân loại và ứng dụng trong hệ thống đường ống

Bu lông M18 là một trong những loại bu lông có kích thước phổ biến

Bu lông M16 nghĩa là gì? Tìm hiểu các đặc điểm của bu lông M16

Bu lông M16 rất thông dụng trong các lĩnh vực đời sống và phổ biến

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *