7 kiểu bề mặt kết nối mặt bích | FF, RF, RTJ, T&G, M&F

Có 7 kiểu bề mặt kết nối mặt bích: FF, RF, RTJ. FM, M, T, G. Tuy nhiên, có một số cặp mặt bích phải đi liền với nhau, cụ thể được trình bày bên dưới bài viết này. Hãy cùng Phụ kiện ống THP theo dõi bài viết để biết thêm về các loại mặt bích này nhé.

Mặt bích nâng RF

Mặt bích nâng (Raise Face) được sử dụng phổ biến trong 7 kiểu bề mặt kết nối mặt bích được nêu trong bài viết này. Chúng được sản xuất với chiều cao phần nhô lên tương ứng với từng mức áp suất. Điều này giúp tăng cường khả năng chống rò rỉ trong các môi trường chứa lưu chất khác nhau.

Mặt bích RF có phần nhô lên ở trong
Mặt bích RF có phần nhô lên ở trong

Thông thường, phần nhô lên sẽ nằm phía trong chu vi của các lỗ bu lông. Bạn cũng có thể tham khảo Công thức chia lỗ trên mặt bích

Mặt bích phẳng FF

Mặt bích phẳng (Flat Face) được ứng dụng ở các môi trường áp suất thấp, không độc hại, ăn mòn. Đây cũng là kiểu bề mặt kết nối mặt bích được sử dụng phổ biến tại các hệ thống ở Việt Nam.

Mặt bích này thường bị nhầm lẫn với mặt bích cổ lỏng Lap Joint. Tuy nhiên, mặt bích lỏng phần lỗ khoan là các cạnh tròn để liên kết với phần cổ bích. Trong khi đó, mặt bích phẳng hoàn toàn phẳng và không có cạnh tròn ở lỗ khoan.

Mặt bích phẳng FF có bề mặt phẳng hoàn toàn
Mặt bích phẳng FF có bề mặt phẳng hoàn toàn

Mặt bích rãnh RTJ

Đây là tên gọi của mặt bích Ring-type Joint. Bích RTJ là một biến thể của mặt bích nâng. Mặt bích có phần khe rãnh nhô lên, trong đó được lắp đặt miếng đệm vòng kim loại để tạo ra một lớp đệm với mặt bích ghép.

Mặt bích RTJ có đường rãnh
Mặt bích RTJ có đường rãnh

Chúng được ứng dụng cho các môi trường có tính khắc nghiệt, áp suất, nhiệt độ cao (trên 750 độ C). Chủ yếu loại mặt bích này được dùng cho các ứng dụng áp suất từ Class 900.

Mặt bích M&FM

Đây là viết tắt của mặt bích Male Face and Female Face, thể hiện một cặp mặt bích phải được sử dụng cùng nhau. Với thiết kế này, chúng dễ dàng được căn chỉnh và ngăn không cho miếng đệm bị xê dịch. Vậy nên chúng phù hợp với môi trường áp suất cao hơn.

Mặt bích M&F là cặp mặt bích kết nối với nhau
Mặt bích M&F là cặp mặt bích kết nối với nhau

Mặt bích T&G

Đây là tên gọi của cặp mặt bích Tongue Face and Groove Face, cũng được sử dụng kết nối theo cặp. Khi lắp đặt, miếng đệm nằm trong rãnh hình khuyên và bị hạn chế bởi các thành kim loại ở 2 bên. Vậy nên không lo vấn đề miếng đệm bị nén, biến dạng hay ép vào đường ống.

Mặt bích T&G kết nối theo cặp
Mặt bích T&G kết nối theo cặp

Ở kiểu kết nối này, gioăng không tiếp xúc trực tiếp với lưu chất nên gần như không bị ăn mòn. Vậy nên có thể ứng dụng cặp mặt bích T&G cho các môi trường áp suất cao, dễ cháy nổ, độc hại – nơi yêu cầu phải bịt kín nghiêm ngặt.

Vậy là chúng tôi đã chia sẻ xong 7 kiểu bề mặt kết nối mặt bích khác nhau. Dù có nhiều kiểu kết nối bề mặt nhưng trên thực tế, tại thị trường Việt Nam chỉ sử dụng phổ biến mặt bích nâng RF và mặt bích phẳng FF. Tại kho hàng của chúng tôi luôn sẵn hàng 2 loại mặt bích này. Quý khách có nhu cầu mua hàng, hãy liên hệ với Phụ kiện ống THP qua hotline để được tư vấn và hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Bu lông M24 dùng cờ lê bao nhiêu? – Cách chọn cờ lê cho bulong

Trong ngành xây dựng, cơ khí và các ngành công nghiệp nặng, bu lông M24

Bu lông M22 – Tìm hiểu cấu tạo và thông số chi tiết

Khi thiết kế và thi công hệ thống đường ống, mỗi chi tiết nhỏ đều

Bu lông M20: Thông số, ứng dụng và các loại thông dụng

Bu lông M20 được sử dụng rộng rãi trong các công trình và hệ thống

Bu lông M18 – Cách phân loại và ứng dụng trong hệ thống đường ống

Bu lông M18 là một trong những loại bu lông có kích thước phổ biến

Bu lông M16 nghĩa là gì? Tìm hiểu các đặc điểm của bu lông M16

Bu lông M16 rất thông dụng trong các lĩnh vực đời sống và phổ biến

Bu lông M14 – Thông số và ưu nhược điểm của bulong M14

Bu lông là một trong những chi tiết không thể thiếu trong các xây dựng,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *