Trong các ứng dụng yêu cầu chịu lực lớn, bu lông 8.8 được sử dụng rất nhiều để liên kết các chi tiết ghép với nhau. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ về bu lông cấp bền 8.8, cách đọc ký hiệu của nó và lắp đặt chính xác trong các công trình? Cùng khám phá Bu lông cấp bền 8.8. là gì? Giải mã ký hiệu, những tiêu chuẩn, vật liệu chế tạo và cách chọn lực xiết phù hợp, đảm bảo mối ghép luôn an toàn và chắc chắn.
Bu lông cấp bền 8.8 là gì? Ký hiệu bu lông 8.8
Bu lông cấp bền 8.8 là loại bu lông cường độ cao có độ bền kéo tối thiểu là 800 N/mm² và giới hạn chảy tối thiểu là 640 N/mm². Nó còn được gọi là bu lông cường độ cao 8.8, bu lông 8.8 hay bu lông cấp độ bền 8.8. Nó được in nổi ký hiệu “8.8” để dễ dàng phân biệt với các loại bulong cấp bền khác.
Đây là một trong các loại bu lông cường độ cao được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng yêu cầu độ bền cao, chẳng hạn như trong xây dựng, cơ khí, và các công trình công nghiệp.
Ký hiệu “8.8” trên bu lông có ý nghĩa cụ thể như sau:
- Số “8” trước dấu chấm: Biểu thị 1/100 giá trị độ bền kéo tối thiểu của bu lông, độ bền kéo tối thiểu được tính bằng 8 x 100 = 800 N/mm².
- Số “8” sau dấu chấm: Biểu thị giới hạn chảy của bu lông, bằng 1/10 giá trị độ bền kéo tối thiểu, được tính bằng 8/10 x 800 = 640 N/mm².
Cấp bền 8.8 thường được sử dụng trong các mối ghép cần chịu lực cao như trong các công trình xây dựng, lắp ráp máy móc, và cơ khí chế tạo. Ngoài ra còn có các loại bu lông có cấp bền cao hơn như bulong cấp bền 10.9 hay 12.9.
Tiêu chuẩn bu lông 8.8
Bu lông cấp bền 8.8 tuân theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 898-1, đây là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu cơ bản đối với bu lông, đai ốc và các phụ kiện gia công sẵn có. Cụ thể:
- ISO 898-1: Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về vật liệu, cơ tính và kích thước đối với bu lông và đai ốc có cấp độ bền từ 4.6 đến 12.9, trong đó có cả bu lông cấp 8.8.
- Cấp 8.8: Là bu lông được chế tạo từ thép hợp kim với độ bền kéo tối thiểu là 800 N/mm² và giới hạn chảy tối thiểu là 640 N/mm².
- Đặc điểm: Bu lông cấp 8.8 thường có đầu lục giác, được gia công để có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt. Chúng có thể được mạ hoặc phủ lớp bảo vệ để chống ăn mòn (ví dụ như mạ kẽm) và sử dụng trong nhiều loại ứng dụng công nghiệp và xây dựng.
Ngoài ra, bu lông 8.8 còn được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN của Đức, JIS của Nhật, ASTM của Mỹ, BS của Anh, GOST của Nga,…
Vật liệu làm bu lông 8.8
Bu lông cấp bền 8.8 thường được làm từ thép carbon có độ bền, độ cứng cao hoặc chứa các nguyên tố như Cr, Ma,… để tăng cường độ cứng. Tuy nhiên, khả năng chịu ăn mòn còn hạn chế và không thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu tiếp xúc với hóa chất, nước biển.
Một số mác thép được sử dụng để sản xuất bu lông 8.8 gồm có:
- Theo tiêu chuẩn GOST-4543 gồm có mác thép 15X, 30X, 35X, 40X (trong đó mác thép 15X cần xử lý nhiệt)
- Theo tiêu chuẩn JIS G4051-1979 gồm có mác thép S45C, 15CrA (cần xử lý nhiệt)
- Theo tiêu chuẩn JIS G4102-79 gồm có mác thép SCr420, Scr430
- Theo tiêu chuẩn GB-3077-88 gồm các mác thép 30Cr, 35Cr
Tùy thuộc từng loại vật liệu mà cần phải tiến hành thêm bước xử lý nhiệt để đạt chuẩn cấp bền 8.8. Và một số bề mặt đạt được của bu lông 8.8 gồm có:
- Bu lông 8.8 mạ kẽm tăng cường khả năng chống ăn mòn, đặc biệt là khi sử dụng ngoài trời hoặc trong môi trường ẩm ướt.
- Bu lông 8.8 nhuộm đen được dùng nhiều cho việc kết nối các máy móc, thiết bị cơ khí,…
Vật liệu này đảm bảo bu lông 8.8 có thể chịu được lực siết mạnh mà không bị gãy hay biến dạng dưới áp lực lớn.
Bảng tra lực xiết bu lông 8.8
Lực xiết của bu lông cấp 8.8 được xác định dựa trên đường kính của bu lông và các yếu tố như độ ma sát giữa bu lông và vật liệu. Dưới đây là bảng tham khảo lực xiết bu lông cấp 8.8 theo đường kính tiêu chuẩn:
Kích thước | M3 | M4 | M5 | M6 | M8 | M10 | M12 | M14 | M16 |
Lực siết bu lông (N.m) | 1.21 | 2.78 | 5.5 | 9.5 | 23 | 45 | 79 | 127 | 198 |
Kích thước | M18 | M20 | M22 | M24 | M27 | M30 | M33 | M36 |
Lực siết bu lông (N.m) | 283 | 402 | 552 | 691 | 1022 | 1387 | 1884 | 2418 |
Kích thước | M39 | M42 | M45 | M48 | M52 | M56 | M60 | M64 |
Lực siết bu lông (N.m) | 3139 | 3872 | 4847 | 5849 | 7535 | 9394 | 11673 | 14041 |
Lưu ý: Lực xiết bu lông là yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng bu lông được siết đủ chặt mà không làm hư hại vật liệu hay làm giảm khả năng chịu lực của nó. Bảng trên Phụ kiện ống THP đã tổng hợp lực xiết chính xác theo từng kích thước cụ thể giúp bạn dễ dàng tìm kiếm, tra cứu và chọn lực xiết phù hợp.
Nói chung, bu lông cấp bền 8.8 là loại bu lông có độ bền kéo cao và giới hạn chảy tương đối lớn, được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng yêu cầu khả năng chịu lực cao. Việc hiểu rõ tiêu chuẩn, vật liệu, và cách tra lực xiết bu lông sẽ giúp người dùng đảm bảo chất lượng và tính an toàn của các mối ghép trong quá trình thi công và lắp đặt. Hy vọng bài viết Phụ kiện ống THP chia sẻ giúp bạn hiểu hơn về loại bu lông cường độ cao này.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn cách nối măng sông chi tiết
Măng sông là một loại phụ kiện ống đặc biệt trong các công trình xây
Th1
Măng sông là gì? Công dụng & Các loại măng sông thông dụng
Trên các đường ống công nghiệp thường sử dụng kết hợp nhiều loại phụ kiện
Th1
Tê hàn là gì? Tìm hiểu các loại tê hàn thông dụng
Bạn có bao giờ tự hỏi tê hàn là gì và tại sao nó lại
Th12
[Hướng dẫn] Cách lựa chọn cờ lê cho bu lông
Việc lựa chọn cờ lê cho bu lông là một công việc quan trọng để
Th12
Cấp bền bulong là gì? Bảng tra cấp độ bền bu lông
Bu lông rất phổ biến trong các lĩnh vực để kết nối các chi tiết,
Th12
Bu lông hệ inch là gì? Bảng tra bu lông hệ inch chi tiết
Bên cạnh bulong hệ mét, trong các hệ thống đường ống, người ta còn sử
Th12