Cách hàn mặt bích vào đường ống

Hàn mặt bích là phương pháp kết nối mặt bích vào đường ống, tạo nên liên kết chắc chắn giữa mặt bích và đường ống. Vậy cách hàn mặt bích như thế nào là đúng? Cùng Phụ kiện ống THP khám phá trong bài viết dưới đây nhé.

Các loại mặt bích sử dụng phương pháp hàn

Các loại mặt bích gồm có mặt bích mù, mặt bích rỗng, trong đó mặt bích mù không kết nối trực tiếp với đường ống mà nối với đoạn ống lắp bích hoặc thiết bị công nghiệp nối bích. Trong khi đó, các loại mặt bích rỗng được sử dụng để kết nối vào đường ống thông qua phương pháp ren hoặc hàn.

Mặt bích cổ hàn được hàn vào đường ống
Mặt bích cổ hàn được hàn vào đường ống

Các loại bích sử dụng phương pháp hàn gồm có:

  • Mặt bích hàn trượt
  • Mặt bích hàn bọc đúc
  • Mặt bích hàn cổ cao
  • Mặt bích cổ hàn
  • Mặt bích hàn cổ lỏng

Các loại mặt bích hàn kể trên thường được làm từ thép, thép không gỉ để đảm bảo độ bền, độ dẻo và chịu nhiệt của mối hàn. Bạn có thể tham khảo đặc điểm các loại bích tại bài viết Các loại Flange thông dụng

Cách hàn mặt bích vào đường ống

Bước 1: Kiểm tra độ cân bằng của ống bằng thước thủy

Đặt thước thủy ở trên mặt ống để kiểm tra trạng thái cân bằng của ống. Trong trường hợp ống chưa ở trạng thái cân bằng thì sử dụng các vật dụng để lót phía dưới để đảm bảo khi hàn mặt bích sẽ vuông với đường ống.

Bước 2: Hàn chấm điểm

Đặt mặt bích vào vị trí đầu ống và tiến hành hàn chấm để cố định mặt bích trên ống. Sau mỗi lần hàn điểm, tiến hành kiểm tra lại bằng thước thủy.

Thông thường sẽ hàn 6 điểm để cố định mặt bích, gồm 4 điểm trên dưới và 2 điểm bên.

Hàn chấm điểm xung quanh mặt bích
Hàn chấm điểm xung quanh mặt bích

Lưu ý: Nên đặt mặt bích ở vị trí sao cho mép ống nối ở giữa mặt trong của mặt bích, không đặt mặt bích sát mép ngoài đường ống.

Bước 3: Tiến hành hàn bên ngoài mặt bích

Khi đường ống và mặt bích đảm bảo vuông góc thì tiến hành hàn xung quanh mặt bích. Thông thường, tiến hành hàn 1 lớp bên ngoài mặt bích trước. Đối với mối hàn bên ngoài, nhiều người thợ sẽ hàn 2 lớp để đảm bảo chắc chắn.

Hàn bên ngoài mặt bích
Hàn bên ngoài mặt bích

Bước 4: Tiến hành hàn bên trong mặt bích

Sau khi các mối hàn ngoài được hoàn thiện thì thực hiện tiếp với vị trí tiếp xúc bên trong mặt bích với đường ống.

Với mối hàn bên trong thì không nên hàn mối hàn to và dày vì sẽ bị lộ ra ngoài, không thể lắp gioăng và bắt buộc phải mài lại. Điều này vừa tốn công vừa không đảm bảo được chất lượng vì dễ làm mối hàn yếu đi khi mài quá kỹ.

Hàn bên trong mặt bích
Hàn bên trong mặt bích

Bước 5: Hoàn tất quá trình hàn mặt bích

Sau khi mặt bích đã được hàn trong lẫn ngoài và xử lý các mối hàn một cách kỹ lưỡng thì kiểm tra lại các vị trí kết nối, tránh trường hợp hàn không kín, gây ra rò rỉ.

Như vậy là hoàn tất quá trình hàn mặt bích vào đường ống. Tùy thuộc vào yêu cầu của hệ thống, bạn có thể lắp đặt mặt bích giữa các đường ống hoặc các thiết bị công nghiệp khác bằng cách xiết các cặp bu lông, đai ốc.

Một số lưu ý khi hàn mặt bích

Để hàn mặt bích vào đường ống thường sử dụng các loại máy hàn nhiệt độ cao nên chỉ áp dụng với các mặt bích kim loại, còn vật liệu nhựa sử dụng phương pháp kết nối khác. Bạn có thể tìm hiểu đặc điểm 7 vật liệu chế tạo mặt bích thông dụng.

Lưu ý khi hàn mặt bích
Lưu ý khi hàn mặt bích
  • Cần trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và mặt nạ hàn/ kính hàn là điều bắt buộc để đảm bảo sức khỏe cho người thợ hàn.
  • Cần lựa chọn đường kính que hàn hoặc cuộn dây hàn phù hợp với độ dày của mối hàn. Ví dụ sử dụng que hàn có hàm lượng niken cao đối với mặt bích inox.
  • Nên thực hiện chính xác công đoạn căn chỉnh và kiểm tra thường xuyên trong quá trình lắp đặt bằng thước thủy để đảm bảo kết nối chính xác.
  • Mối hàn phải đảm bảo chắc chắn, không bị lồi ra ngoài.
  • Sử dụng thêm vật liệu để chêm giữa mặt bích và đường ống vì thông thường đường kính trong mặt bích sẽ lớn hơn đường kính ngoài đường ống 1-2mm. Điều này giúp cho mặt bích không bị xệ xuống sau khi hàn.

Các phương pháp hàn mặt bích

Có nhiều phương pháp hàn được áp dụng với các loại máy hàn Tig, Mig, Co2, máy hàn que, máy hàn cơ, máy hàn tự động công nghệ cao. Tuy nhiên, phổ biến nhất chính là hàn Tig, Mig, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về 2 phương pháp này.

Phương pháp hàn TIG

Đây là một kỹ thuật hàn hồ quang kim loại với điện cực không nóng chảy bằng khí trơ. Thông thường, hàn Tig sử dụng điện cực Vonfram không tiêu hao để tạo ra mối hàn. Vậy nên phương pháp này còn có tên gọi khác là hàn Vonfram.

Phương pháp hàn Tig mang lại mối hàn chất lượng cao, ít xỉ hàn và được ứng dụng cho hầu hết các loại kim loại khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp này lại yêu cầu thợ có tay nghề cao vì chỉ có một khu vực nhỏ giữa hồ quang và khu vực được hàn nên cần độ chính xác cao.

Phương pháp hàn TIG với mặt bích hàn trượt
Phương pháp hàn TIG với mặt bích hàn trượt

Thông thường, hàn Tig được sử dụng với các ứng dụng yêu cầu hàn có mỏng bởi chỉ cần hàn mỗi bên mối nối 1 lần và có thể mài nhẵn bằng kim loại phụ.

Phương pháp hàn MIG

Đây là phương pháp sử dụng khí trơ để bảo vệ mối hàn khỏi ô nhiễm, mang lại hiệu quả tối ưu hơn. Vậy nên phương pháp này còn có tên gọi là hàn kim loại khí trơ hay hàn Co2.

Ngoài ra, hàn Mig có tốc độ hoàn thiện mối nối nhanh, độ bền cao, ít phải gia công lại. Và phương pháp này được cho là kỹ thuật hàn dễ học hơn, kiểm soát tốt với các vật liệu mỏng.

Phương pháp hàn MIG với mặt bích Slip on
Phương pháp hàn MIG với mặt bích Slip on

Vì vậy, phương pháp hàn Mig có tính kinh tế tốt hơn, thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu độ dày lớn và cần thâm nhập sâu vào vật liệu mà không bị quá nhiệt.

Như vậy, cách hàn mặt bích vào đường ống yêu cầu sự am hiểu về kỹ thuật cũng như tính chuyên môn khi thực hiện để mang lại các mối hàn chắc chắn và đảm bảo chất lượng tốt nhất. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về cách hàn mặt bích cũng như các phương pháp hàn mặt bích đang được ứng dụng.

Bài viết liên quan

Các loại bu lông thông dụng trong công nghiệp & đời sống

Bu lông rất thông dụng trong các công trình xây dựng, sản xuất công nghiệp,

Cấu tạo của bu lông – Cấu tạo mối ghép bu lông gồm mấy phần?

Bu lông được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực với thiết kế đơn

Bu lông là gì? Bu lông dùng để làm gì?

Trong cuộc sống hàng ngày, khi cần kết nối các chi tiết lại với nhau,

Tê thu là gì? Các loại tê thu trong hệ thống công nghiệp

Nếu trên các hệ thống ống có cùng kích thước, người ta sử dụng tê

Tìm hiểu về tê đều – Các loại tê đều trong công nghiệp

Trong nhiều hệ thống được lắp đặt ba đường ống cần kết nối với nhau

Lơ thu là gì? 4 Vật liệu sản xuất lơ thu thông dụng

Trong các hệ thống đường ống dẫn nước, gas, dầu, hơi nóng, khí nén và

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *