Mách bạn cách lắp khớp nối mềm nhanh chóng

Khớp nối mềm là phụ kiện quan trọng giúp bảo vệ đường ống và các thiết bị khỏi sự rung lắc, va đập dẫn tới hư hại. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cần phải lắp đặt đúng cách. Nếu bạn chưa biết cách, có thể tham khảo cách lắp khớp nối mềm dưới đây.

Trước khi lắp đặt khớp nối mềm

Để chuẩn bị tốt nhất cho công tác lắp đặt khớp nối mềm, cần chuẩn bị, kiểm tra kỹ lưỡng trước khi lắp đặt.

  • Kiểm tra thông số khớp nối: Đảm bảo rằng loại khớp nối mềm được lựa chọn phù hợp với giới hạn áp suất, nhiệt độ và các yêu cầu khác của hệ thống.
  • Kiểm tra vị trí lắp đặt: Đảm bảo vị trí chính xác và có thể căn chỉnh khớp nối trong phạm vi cho phép.
  • Kiểm tra tình trạng của khớp nối mềm: Đảm bảo không bị hư hỏng, nứt vỡ, gỉ sét hay có vật cản trước khi đưa vào lắp đặt.
Kiểm tra kỹ lưỡng trước khi lắp đặt khớp nối mềm
Kiểm tra kỹ lưỡng trước khi lắp đặt khớp nối mềm

Nếu các bước kiểm tra không đạt yêu cầu thì dù cách lắp khớp nối mềm đúng cũng không mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, hãy kiểm tra thật kỹ các thông số, đặc điểm tại vị trí cần lắp đặt khớp nối.

Hướng dẫn cách lắp khớp nối mềm

Sau khi hoàn tất công tác chuẩn bị và đảm bảo các điều kiện để lắp đặt, chúng ta lắp đặt khớp nối mềm theo 3 bước sau:

Bước 1: Đưa khớp nối mềm vào vị trí lắp đặt

Vị trí lắp đặt khớp nối mềm đã được đánh dấu trước và có khoảng cách phù hợp với chiều dài của khớp nối mềm. Khi đặt khớp nối vào vị trí trên đường ống có thể sử dụng các loại giá đỡ, phụ kiện để thuận tiện cho việc lắp đặt.

Bước 2: Siết chặt hai đầu kết nối

Đối với khớp nối mềm lắp ren

Với kết nối ren, khi lắp đặt cần sử dụng cờ lê hoặc các dụng cụ chuyên dụng để siết chặt chân ren vào đường ống. Thông thường, với các đầu lắp ren thường được cuốn thêm băng tan để chống rò rỉ tốt hơn.

Đối với khớp nối mềm mặt bích

Khi kết nối mặt bích cần tiêu chuẩn theo tiêu để phù hợp về số lỗ, kích thước lỗ bulong. Vì vậy, khi kết nối cần luồn bu lông thẳng hàng các vị trí lỗ bích. Sau đó từ từ siết đều từng cặp bu lông quanh mặt bích theo đường chéo để tránh gây biến dạng.

Sau khi đã bắt bu lông đủ các lỗ bích thì kiểm tra và siết chặt lại để đảm bảo chắc chắn và khả năng bịt kín tốt.

Khớp nối mềm mặt bích sau khi lắp đặt vào hệ thống
Khớp nối mềm mặt bích sau khi lắp đặt vào hệ thống

Đối với khớp nối mềm mặt bích, cần theo dõi thêm khả năng rò rỉ tại mối nối sau khi lắp đặt. Nếu có sự cố rò rỉ, cần kiểm tra, siết chặt lại bu lông để tránh nguy cơ hư hại đường ống.

Bước 3: Thử áp

Sau khi hoàn tất lắp đặt cần kiểm tra trực quan kỹ lưỡng rồi tiến hành thử áp suất. Việc kiểm tra áp suất phải đảm bảo đạt được áp suất thử nghiệm quy định. Bên cạnh đó kiểm tra dấu hiệu rò rỉ và sụt áp suất, rung lắc,… Nếu không có bất kỳ rủi ro nào, có thể nghiệm thu và đưa hệ thống vào sử dụng.

Lắp khớp nối mềm trước hay sau máy bơm là đúng?

Với công dụng chống rung lắc, va đập, khớp nối mềm thường được lắp đặt ở các hệ thống đường ống. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất thì người ta sẽ lắp khớp nối mềm ở trước máy bơm hoặc những vị trí có nhiều rung động. Như vậy, khớp nối sẽ giúp bảo vệ đường ống và kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị trên đường ống.

Một số lưu ý khi lắp đặt các loại khớp nối mềm

Khi lắp đặt khớp nối mềm, có một số lưu ý giúp cho việc lắp đặt mang lại hiệu suất tốt và đảm bảo độ bền cho hệ thống.

Lưu ý khi lắp đặt khớp nối mềm
Lưu ý khi lắp đặt khớp nối mềm
  • Không hàn gần vị trí lắp đặt khớp nối mềm cao su. Nếu có thì nên sử dụng đồ che phủ xung quanh khớp nối tránh mối hàn bắn vào thân cao su.
  • Cần cẩn thận khi sử dụng cờ lê siết chặt mặt bích, không dùng lực quá mạnh và bắt bu lông tùy ý.
  • Kiểm tra độ kín của mặt bích không bị rò rỉ sau hai hoặc ba tuần lắp đặt và siết chặt lại nếu cần thiết.
  • Những môi trường có sự ăn mòn do muối, hóa chất, clorua cần tiến hành kiểm tra định kỳ để tránh rủi ro.
  • Nếu các mối nối giãn nở được lắp đặt dưới lòng đất hoặc sẽ được ngập trong nước, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia.
  • Nếu mối nối giãn nở sẽ được lắp đặt ngoài trời, hãy đảm bảo vật liệu che phủ có thể chịu được ozon, ánh sáng mặt trời,…
  • Bảo quản các mối nối giãn nở sao cho bề mặt tiếp xúc không bị hư hỏng.
  • Bảo vệ khớp nối mềm khỏi hư hỏng cơ học và hư hại do hỗn hợp xi măng, thạch cao và bê tông của công trình xây dựng.

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ cách lắp khớp nối mềm cùng những lưu ý để đảm bảo hiệu quả tốt nhất sau khi lắp đặt. Để đảm bảo cách lắp khớp nối mềm chính xác, hãy luôn tham khảo hướng dẫn từ nhà cung cấp và các chuyên gia lắp đặt. Đồng thời cần theo dõi, kiểm tra, bảo trì định kỳ để tránh những hư hỏng không đáng có.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về cách lắp khớp nối mềm, vui lòng liên hệ với Phụ kiện ống THP. Với nhiều năm cung cấp các loại phụ kiện đường ống, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng.

Bài viết liên quan

Các loại bu lông thông dụng trong công nghiệp & đời sống

Bu lông rất thông dụng trong các công trình xây dựng, sản xuất công nghiệp,

Cấu tạo của bu lông – Cấu tạo mối ghép bu lông gồm mấy phần?

Bu lông được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực với thiết kế đơn

Bu lông là gì? Bu lông dùng để làm gì?

Trong cuộc sống hàng ngày, khi cần kết nối các chi tiết lại với nhau,

Tê thu là gì? Các loại tê thu trong hệ thống công nghiệp

Nếu trên các hệ thống ống có cùng kích thước, người ta sử dụng tê

Tìm hiểu về tê đều – Các loại tê đều trong công nghiệp

Trong nhiều hệ thống được lắp đặt ba đường ống cần kết nối với nhau

Lơ thu là gì? 4 Vật liệu sản xuất lơ thu thông dụng

Trong các hệ thống đường ống dẫn nước, gas, dầu, hơi nóng, khí nén và

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *