Khớp nối mềm hiện rất phổ biến trong các hệ thống đường ống bởi tầm quan trọng của nó đối với hệ thống ống. Vậy khớp nối mềm là gì? Tại sao cần sử dụng khớp nối mềm? Hãy cùng Phụ kiện ống THP khám phá trong bài viết dưới đây.
Khớp nối mềm là gì?
Khớp nối mềm (Flexible Joint) là một loại phụ kiện đường ống được sử dụng để kết nối ống với van hoặc van với van thông qua đầu nối dạng ren hoặc mặt bích. Các loại ống được sử dụng có thể là ống inox, ống thép, ống HDPE, ống uPVC và các loại van công nghiệp thông dụng là van bướm, van bi, van cầu, van cầu,…

Các loại khớp nối mềm có khả năng giãn nở, hấp thụ rung động để hạn chế tiếng ồn và bảo vệ đường ống khỏi các sự cố do thay đổi áp suất đột ngột. Đồng thời chúng cũng được sử dụng để bù đắp sự sai lệch kích thước, lệch trục,…
Cấu tạo của khớp nối mềm
Hiện trên thị trường, khớp nối mềm được cấu thành từ nhiều chất liệu với các hình dáng khác nhau. Tùy thuộc vào từng loại khớp nối mà chất liệu, cấu tạo chi tiết có sự khác biệt. Thế nhưng, cấu tạo chung của các loại khớp nối mềm gồm 2 thành phần chính.

- Phần thân khớp nối: Thân khớp nối được làm từ gang, inox hoặc cao su, được thiết kế 1-3 lớp tùy loại vật liệu. Phần thân khớp nối có nhiệm vụ cho lưu chất đi qua, đồng thời giúp bù khoảng cách trên đường ống.
- Phần kết nối: Thường được thiết kế hai đầu nối bích hoặc nối ren để dễ dàng lắp đặt vào các hệ thống khác nhau. Chất liệu phổ biến của hai đầu nối là inox, thép, ngoài ra còn có chất liệu gang.
Xem thêm Các loại khớp nối mềm inox
Tại sao cần sử dụng khớp nối mềm?
Trong các hệ thống đường ống nghiệp thường xuất hiện sự chênh lệch về nhiệt độ và áp suất giữa môi trường bên trong và bên ngoài. Sự thay đổi này thường dẫn đến sự giãn nở hoặc rung lắc đường ống. Đồng thời gây ảnh hưởng đến các thiết bị, phụ kiện được lắp đặt trên ống. Từ đó gây giảm hiệu suất hoạt động và nguy cơ hư hại hệ thống.

Để khắc phục tình trạng trên, các loại khớp nối mềm được lắp đặt vào các hệ thống một cách nhanh chóng bởi các lý do sau:
- Khả năng phân tán lực và áp suất trong hệ thống.
- Giúp hấp thụ và triệt tiêu những rung lắc khi lắp gần các loại động cơ điện, gió.
- Hạn chế sự giãn nở do nhiệt độ và áp suất, tránh hư hại đường ống.
- Được thiết kế cho phép lưu chất chuyển hướng linh động khi cần thiết.
- Khớp nối mềm giúp liên kết các thành phần của hệ thống ống.
- Khả năng bù sai lệch trục.
- Giảm tải trọng động và ngăn ngừa quá tải.
Ứng dụng của khớp nối mềm

Khớp nối mềm gần như không thể thiếu trong các hệ thống ống công nghiệp, chúng được ưa chuộng trong các hệ thống như:
- Hệ thống cấp thoát nước
- Hệ thống xử lý nước thải
- Hệ thống HVAC
- Hệ thống PCCC
- Hệ thống khí nén
- Hệ thống lò hơi, nồi hơi
- Ngành công nghiệp hàng hải
- Ngành công nghiệp thực phẩm
- Ngành công nghiệp hóa chất
- Ngành công nghiệp dệt may
- …
Cần lưu ý gì khi chọn khớp nối mềm?

Khớp nối mềm trên thị trường rất đa dạng và có nhiều nhà cung cấp khác nhau, vậy nên để lựa chọn được loại khớp nối mềm phù hợp cần lưu ý những điểm sau:
- Kích cỡ khớp nối: Khi lựa chọn cần đảm bảo kích thước của khớp nối mềm phù hợp với đường kính ống và kích cỡ của các loại phụ kiện, thiết bị trên đường ống. Điều này đảm bảo việc lắp đặt khớp nối mềm nhanh chóng và hiệu quả hoạt động của ống.
- Áp lực tại điểm nối: Tùy thuộc nhà cung cấp mà cùng kích thước có thể có khả năng chịu áp lực khác nhau. Việc lựa chọn áp lực phù hợp tránh những hư hại khi vận hành hệ thống.
- Nhiệt độ môi trường: Các chất liệu được dùng chế tạo khớp nối mềm là gang, inox, cao su. Mỗi chất liệu có khả năng chịu nhiệt khác nhau nên cần lựa chọn loại chất liệu phù hợp.
- Độ dài khớp nối: Mỗi loại khớp nối được thiết kế với kích thước khác nhau và linh hoạt nhất là khớp nối mềm inox, có chiều dài 300mm, 600mm hoặc hơn thế nếu đơn hàng có yêu cầu. Việc lựa chọn độ dài phù hợp giúp cho việc kết nối đơn giản, đồng thời đảm bảo bù trừ giãn nở tốt giữa các khoảng hở.
- Kiểu kết nối: Thông thường, kết nối phổ biến của khớp nối là dạng ren và bích. Hai kiểu kết nối này được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế nên quý khách chỉ cần lựa chọn đúng tiêu chuẩn của đường ống là có thể lắp đặt dễ dàng.
Ngoài ra bạn cần lưu ý về thương hiệu, nơi sản xuất, nhà cung cấp để chọn cho mình các sản phẩm chất lượng, có độ bền cao. Tránh trường hợp mua sản phẩm giá cao nhưng chất lượng kém, gây ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của hệ thống.
Như vậy, Phụ kiện ống THP đã chia sẻ tới quý khách các thông tin cơ bản về khớp nối mềm. Hy vọng bài viết sẽ giúp quý khách lựa chọn được loại khớp nối phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến khớp nối mềm, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thông tin về các loại khớp nối mà chúng tôi đang cấp tại danh mục Khớp nối.
Bài viết liên quan
Các tiêu chuẩn mặt bích hiện hành | JIS, DIN, ANSI, BS
Mặt bích đóng vai trò quan trọng trong hệ thống đường ống, giúp kết nối
Th4
Quy trình gia công mặt bích: Chi tiết các bước thực hiện
Mặt bích không chỉ là chi tiết kết nối, mà còn là yếu tố then
Th3
Bu lông M24 dùng cờ lê bao nhiêu? – Cách chọn cờ lê cho bulong
Trong ngành xây dựng, cơ khí và các ngành công nghiệp nặng, bu lông M24
Th3
Bu lông M22 – Tìm hiểu cấu tạo và thông số chi tiết
Khi thiết kế và thi công hệ thống đường ống, mỗi chi tiết nhỏ đều
Th3
Bu lông M20: Thông số, ứng dụng và các loại thông dụng
Bu lông M20 được sử dụng rộng rãi trong các công trình và hệ thống
Th2
Bu lông M18 – Cách phân loại và ứng dụng trong hệ thống đường ống
Bu lông M18 là một trong những loại bu lông có kích thước phổ biến
Th2