Quy trình xiết bu lông mặt bích đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ kín, ngăn chặn rò rỉ. Việc thực hiện sai cách có nguy cơ rò rỉ lưu chất và tiềm ẩn các vấn đề hư hại đường ống, ảnh hưởng tới hiệu suất hệ thống, gây ô nhiễm môi trường,… Để giải quyết vấn đề này, hãy cùng Phụ kiện ống THP tham khảo quy trình xiết bu lông mặt bích nhanh & chính xác.
Quy trình xiết bu lông mặt bích đúng cách
Việc lắp đặt mặt bích với nhau thông qua bu lông, đai ốc không còn xa lạ nhưng quy trình xiết bu lông mặt bích không phải ai cũng thực hiện đúng. Cùng theo dõi quy trình dưới đây để xem bạn đã thực hiện đúng hay chưa?
Bước 1: Bôi trơn các bề mặt và đánh số lỗ bu lông theo trình tự siết chặt theo đường chéo, so le với nhau.
Bước 2: Dùng cờ lê để siết bu lông lần 1 theo thứ tự bu lông 1, 2, 3, 4. Đối với các loại bích có nhiều lỗ hơn thì vẫn yêu cầu siết bu lông theo từng cặp đối xứng đã được đánh dấu tại bước 1.
Nếu bạn muốn biết tại sao có thể chia đều các lỗ bu lông trên mặt bích như vậy, hãy tham khảo Công thức chia lỗ trên mặt bích
Bước 3: Sử dụng cờ lê để siết chặt lại từng cặp bu lông, đai ốc theo thứ tự đã đánh dấu.
Bước 4: Kiểm tra khe hở và siết lại bu lông nếu khe hở lớn.
Tại sao cần xiết bu lông mặt bích đúng cách?
Việc xiết chặt bu lông mặt bích đóng vai trò quan trọng đối với các hệ thống đường ống dẫn chất lỏng, khí, hơi. Vậy nên việc nắm được quy trình xiết chặt bu lông mặt bích là cần thiết bởi:
- Ngăn chặn rò rỉ: Việc xiết chặt mặt bích nhằm đảm bảo độ kín giữa các mặt bích của đường ống, thiết bị công nghiệp, từ đó ngăn chặn sự rò rỉ lưu chất từ bên trong đường ống ra ngoài. Nguy cơ rò rỉ được giảm thiểu nhờ vào lực xoắn thích hợp, gioăng cao su ở giữa được nén đều, mang lại hiệu quả cao.
- Sự an toàn cho hệ thống: Siết chặt mặt bích đúng cách sẽ giảm khả năng rò rỉ, từ đó giảm các nguy cơ cháy nổ, hư hỏng đường ống,…
- Bảo vệ môi trường bởi độ kín giữa các mặt bích cao sẽ hạn chế rò rỉ các chất hóa học, chất thải ra bên ngoài gây ô nhiễm môi trường.
Nguyên tắc khi siết chặt mặt bích và bu lông
Khi lắp đặt thiết bị, phụ kiện hay bất cứ chi tiết nào để có những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo việc lắp đặt đúng cách và hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra sau khi lắp đặt. Với mặt bích cũng vậy, có một vài nguyên tắc khi siết chặt mặt bích với bu lông như sau:
- Chọn loại bu lông phù hợp với mặt bích và ứng dụng: Điều này đảm bảo bu lông có độ cứng, độ bền phù hợp để chịu được áp lực và đảm bảo tính toàn vẹn của mặt bích.
- Kiểm tra độ sạch và bôi trơn: Cần đảm bảo bề mặt của bu lông, đai ốc, mặt bích và vùng tiếp xúc không bị bám bẩn, được làm sạch hoàn toàn trước khi siết bu lông. Đồng thời cần bôi trơn để đảm bảo sự kết nối chặt chẽ giữa các bộ phận và hạn chế sự ăn mòn và rỉ sét.
- Sử dụng công cụ xiết bu lông: Sử dụng công cụ xiết bu lông phù hợp để đảm bảo lực xiết đúng như yêu cầu, phổ biến nhất là sử dụng cờ lê.
- Siết bu lông theo thứ tự: Tuân thủ quy trình xiết bu lông mặt bích, tiến hành xiết theo thứ tự đã đánh dấu. Điều này không chỉ giúp phân bổ lực đều mà còn giúp đảm bảo tính toàn vẹn của mặt bích.
- Kiểm tra lại sau khi siết: Kiểm tra lại các vị trí của bu lông, đảm bảo tất cả đều đã được siết chặt, không bị lỏng.
Và một điểm đặc biệt hơn cần lưu ý, đó là kiểm tra mối nối của mặt bích với đường ống, đảm bảo cách hàn mặt bích vào đường ống là chính xác, không có rò rỉ.
Cần lưu ý gì trong quá trình xiết bu lông mặt bích?
Để kết nối mặt bích chính xác và đạt hiệu quả tốt nhất thì cần lưu ý một số điểm trong quy trình xiết bu lông mặt bích:
- Đối với các hệ thống thông thường, nên để một người lắp đặt, thực hiện siết bu lông mặt bích để đảm bảo lực được phân bổ đều.
- Trong trường hợp các khe hở tại vị trí lắp bu lông không đều nhau thì cần siết lại, đặc biệt tại các vị trí có khe hở lớn.
- Tiến hành siết bu lông theo trình tự đối xứng. Các loại mặt bích hiện nay đều được chế tạo với số lỗ bu lông chẵn, vậy nên việc đánh dấu và phân bổ lực siết cũng thuận tiện hơn.
Điều gì sẽ xảy ra khi không tuân thủ nguyên tắc siết chặt bu lông mặt bích?
Như ở trên, chúng tôi đã trình bày về quy trình xiết bu lông mặt bích cũng như các nguyên tắc, lưu ý khi thực hiện. Thế nhưng vẫn có những trường hợp không tuân theo nguyên tắc như:
- Sử dụng bu lông bị gỉ hoặc bám bụi mà không bôi trơn.
- Sử dụng loại bu lông không phù hợp, không đảm bảo độ bền.
- Sử dụng nhiều miếng đệm để lấp đầy khe hở giữa hai mặt bích.
- Cách bảo quản gioăng không tốt, ảnh hưởng tới chất lượng gioăng.
- Tái sử dụng gioăng cao su không đảm bảo chất lượng.
- Trình tự siết bu lông không đúng cách.
Điều này không đảm bảo độ kín giữa các mặt bích khi lắp đặt, từ đó tăng nguy cơ rò rỉ lưu chất dẫn đến tiềm ẩn gây hư hỏng đường ống, không đảm bảo hiệu quả của hệ thống.
Như vậy, quy trình xiết bu lông mặt bích tưởng chừng như đơn giản nhưng vẫn có nhiều trường hợp thực hiện sai và ảnh hưởng tới hiệu suất của hệ thống. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn khi thực hiện lắp đặt mặt bích vào hệ thống. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình xiết bu lông hay lắp đặt các loại phụ kiện, hãy bình luận phía dưới để Phụ kiện ống THP hỗ trợ.
Bài viết liên quan
Các loại bu lông thông dụng trong công nghiệp & đời sống
Bu lông rất thông dụng trong các công trình xây dựng, sản xuất công nghiệp,
Th12
Cấu tạo của bu lông – Cấu tạo mối ghép bu lông gồm mấy phần?
Bu lông được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực với thiết kế đơn
Th12
Bu lông là gì? Bu lông dùng để làm gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, khi cần kết nối các chi tiết lại với nhau,
Th12
Tê thu là gì? Các loại tê thu trong hệ thống công nghiệp
Nếu trên các hệ thống ống có cùng kích thước, người ta sử dụng tê
Th12
Tìm hiểu về tê đều – Các loại tê đều trong công nghiệp
Trong nhiều hệ thống được lắp đặt ba đường ống cần kết nối với nhau
Th12
Lơ thu là gì? 4 Vật liệu sản xuất lơ thu thông dụng
Trong các hệ thống đường ống dẫn nước, gas, dầu, hơi nóng, khí nén và
Th12