Rắc co được sử dụng rất nhiều trên các đường ống để nối 2 đoạn đường ống với nhau. Với chất liệu bền bỉ và khả năng chịu áp lực cao, rắc co không chỉ đảm bảo sự an toàn mà còn giúp việc lắp đặt và bảo trì trở nên dễ dàng hơn. Khám phá ngay Rắc co là gì? Các loại rắc co và cách tháo lắp, lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Rắc co là gì?
Rắc co là phụ kiện ống giúp liên kết 2 đường ống/ thiết bị có cùng kích thước hoặc khác kích thước lại với nhau. Thông thường chúng được làm từ các chất liệu như inox, thép, nhựa, đồng,… Vì vậy, có thể ứng dụng rắc co ở nhiều hệ thống, môi trường lưu chất khác nhau.
Bên cạnh tên gọi rắc co, nhiều người còn gọi phụ kiện này là zắc co, khớp nối ren sống, nối sống, nối hai đầu ren sống, rắc co ren, rắc co sống, nhông,…
Cấu tạo của rắc co
Thông thường các loại phụ kiện nối ống được đúc nguyên khối mang lại độ chắc chắn khi kết nối. Trong khi đó, rắc co được cấu thành từ 4 bộ phận được liên kết với nhau bằng ren, gồm có:
- Bộ nối đực: Là đấu nối ở 2 đầu zắc co, được sử dụng để lắp đặt vào 2 đầu đường ống/thiết bị. Thông thường, đầu nối đực được thiết kế dạng ren hoặc hàn.
- Bộ nối cái: Là bộ phận liên kết 2 đầu nối đực với nhau và được thiết kế 1 đầu ren ngoài.
- Đai nối: Là phụ kiện được sử dụng để siết chặt các bộ phận lại với nhau, tạo nên độ chắc chắn khi sử dụng.
- Gioăng cao su: Là bộ phận có tác dụng ngăn ngừa sự rò rỉ lưu chất bên trong đường ống. Gioăng thường làm từ chất liệu EPDM và được đặt tại vị trí giữa 2 đầu nối đực.
Thông số kỹ thuật rắc co
Kích thước: DN15 – DN100
Chất liệu: Thép mạ kẽm, inox, nhựa, đồng thau,…
Kết nối: Dạng ren/hàn
Nhiệt độ làm việc: ~220 độ C, phụ thuộc vào chất liệu
Áp lực làm việc: 10bar, 16bar và max 25bar
Nguồn gốc xuất xứ: Trung Quốc, Đài Loan,…
Bảo hành: 06 tháng
Phân loại rắc co theo các tiêu chí
Có nhiều cách để phân loại rắc co như kích thước, chất liệu, kiểu kết nối, xuất xứ,… Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ các cách phân loại zắc co theo từng tiêu chí để giúp bạn có thể hiểu nhanh hơn về loại phụ kiện này.
Phân loại theo chất liệu
Thông thường, zắc co được làm từ nhiều liệu khác nhau như nhựa, inox, thép, đồng, kẽm. Trong đó, nhựa hay inox cũng được phân biệt theo từng loại như nhựa PVC, uPVC, PPR,… hay inox 304, inox 201, inox 316.
Rắc co nhựa
Zắc co nhựa là phụ kiện dùng cho các hệ thống ống nhựa. Thông thường chúng được làm từ các loại nhựa cao cấp như PVC, uPVC, ABS, PPR,… và nối ống dạng gắn keo.
Chất liệu nhựa thường có trọng lượng nhẹ nên khi vận hành, zắc co không gây ra tiếng ồn hay bị rung lắc khi có lưu chất đi qua. Không chỉ vậy, bề mặt zắc co được làm trơn láng để lưu chất đi qua dễ dàng, không bị đóng cặn lại. Điều này hạn chế được sự tắc nghẽn và thuận tiện cho việc vệ sinh phụ kiện, đường ống.
Ngoài ra, rắc co nhựa có khả năng chịu được mức nhiệt độ và áp suất tương đối tốt nên có thể ứng dụng tại các hộ gia đình, bể bơi, khách sạn, nhà hàng, hệ thống nước bệnh viện, đường ống dẫn hóa chất, dầu,…
Tuy nhiên, bộ bền và khả năng chống mài mòn của nhựa lại không bằng inox. Sau một thời gian sử dụng, zắc co nhựa dễ bị xỉn màu, giòn và nứt vỡ. Vì vậy, nhiều người đã chuyển sang dùng chất liệu khác thay vì dùng nhựa dù giá rắc co nhựa rẻ hơn rất nhiều.
Rắc co inox
Rắc co inox là phụ kiện nối ống inox, có thể dùng trong các hệ thống ống inox vi sinh của phòng thí nghiệm, bệnh viện,… Thường zắc co inox được làm từ inox 304, là chất liệu inox cao cấp với 18% Crom và 8% Niken. Với tỷ lệ thành phần như vậy, khớp nối ren sống inox có khả năng chống ăn mòn, rỉ sét tốt, không nhiễm từ. Bên cạnh đó, các chất liệu inox 201, 316 cũng được sử dụng nhưng không phổ biến bằng inox 304.
Rắc co ren inox 304 có vẻ ngoài bóng mịn, mang lại tính thẩm mỹ cao, đồng thời không bị nhiễm bẩn, đóng cặn khi sử dụng. Chúng có thể hoạt động tốt ở các môi trường có nhiệt độ, áp suất cao, mang lại hiệu suất hoạt động vượt trội.
Các ứng dụng phổ biến của zắc co inox là các ngành sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế hay các đường ống dẫn hóa chất, lưu chất ăn mòn,… Do giá thành cao nên thông thường không được sử dụng cho các công trình dân dụng mà được ứng dụng tại các công trình cao cấp.
Rắc co thép
Rắc co thép là phụ kiện ống được sử dụng khá phổ biến bởi mức giá hợp lý. Chúng thường được làm từ thép carbon, thép mạ kẽm với mức nhiệt độ làm việc khoảng 180 độ C. Bên cạnh đó, chất liệu thép giúp phụ kiện chịu được áp lực cao nên ứng dụng tốt trong các hệ thống có quy mô lớn.
Tùy thuộc vào quy mô hệ thống mà có thể lựa chọn rắc co thép ren hoặc thép hàn:
- Zắc co thép ren thường dùng trong các hệ thống có kích thước ống nhỏ. Đầu nối ren giúp liên kết phụ kiện vào đường ống một cách nhanh chóng và dễ dàng. Chân ren cứng và chắc mang lại độ chắc chắn khi kết nối.
- Zắc co thép hàn ứng dụng tốt ở các đường ống có kích thước lớn, sử dụng phương pháp hàn chắc chắn. Ưu điểm của loại này là có khả năng ngắt kết nối nhanh. Tuy nhiên, phương pháp hàn lại đòi hỏi kỹ thuật cao để đảm bảo các mối hàn chuẩn, bền.
Giá zắc co thép được coi là hợp lý nhất, chúng có mức giá rẻ hơn inox nhưng vẫn có độ bền cao và tốt hơn nhựa. Chúng thường được ứng dụng tại các đường ống dẫn nước sạch, nước thải khu dân cư hay trên các đường ống cấp nước tưới tiêu, chăn nuôi, hệ thống PCCC,… Tuy nhiên, zắc co thép lại không phù hợp sử dụng trong các môi trường có tính axit, ăn mòn.
Rắc co kẽm
Rắc co kẽm là phụ kiện được sản xuất từ chất liệu kẽm, có độ bền cao và khả năng chống chịu chốt. Ở điều kiện bình thường, kẽm có tính giòn nhưng ở môi trường nhiệt độ cao, kẽm lại mang tính dẻo. Vậy nên có thể ứng dụng zắc co kẽm ở nhiều môi trường khác nhau như hệ thống cấp thoát nước, đường ống dẫn khí, hơi nước,…
Tuy nhiên, loại vật liệu này lại dễ bị gỉ sét, ăn mòn theo thời gian và nó cũng không được sử dụng nhiều như các loại vật liệu khác.
Rắc co đồng
Rắc co đồng là phụ kiện được làm từ đồng thau, có mẫu mã đẹp và độ cứng cao. Tuy nhiên, khi lựa chọn mối nối sống đồng thau cần lưu ý đặc biệt về chất liệu.
- Nếu chất liệu đồng nguyên chất, không có tạp chất thì có thể ứng dụng trong đường ống dẫn nước sạch sinh hoạt.
- Trái lại các loại đồng có pha tạp chất chì thì không nên sử dụng trong đường ống dẫn nước sạch vì dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Zắc co đồng có tuổi thọ khá cao, liên kết chắc chắn nên đây cũng là lựa chọn để bạn cân nhắc khi mua rắc co.
Phân loại theo kích thước
- Rắc co phi 21 (Tương ứng DN15)
- Rắc co phi 27 (Tương ứng DN20)
- Rắc co phi 34 (Tương ứng DN25)
- Rắc co phi 42 (Tương ứng DN32)
- Rắc co phi 49 (Tương ứng DN40)
- Rắc co phi 60 (Tương ứng DN50)
- Rắc co phi 76 (Tương ứng DN65)
- Rắc co phi 90 (Tương ứng DN80)
- Rắc co phi 114 (Tương ứng DN100)
Phân loại theo đặc điểm cấu tạo
Đặc điểm cấu tạo hay kiểu kết nối được biểu hiện thông qua đặc điểm của bộ đầu nối đực. Chúng ta có các loại như sau:
- Zắc co ren trong là phụ kiện nối các đường ống ren ngoài (có đường kính ngoài nhỏ hơn đường kính trong của zắc co).
- Zắc co ren ngoài là phụ kiện nối các đường ống ren trong (có đường kính trong lớn hơn đường kính ngoài của zắc co).
- Zắc co hàn là phụ kiện sử dụng phương pháp hàn để liên kết vào đường ống.
- Zắc co giật cấp là phụ kiện nối 2 đường ống không cùng kích thước với nhau. Thông thường được dùng để chuyển cấp, chuyển bậc ren từ size lớn về size nhỏ hơn.
Ưu điểm nổi bật của rắc co
- Thuận tiện cho việc lắp đặt, tháo dỡ, sửa chữa và thay thế.
- Có thể nối ống cùng hoặc khác kích thước, phù hợp với nhiều hệ thống.
- Kết nối với ống dễ dàng bằng phương pháp ren hoặc hàn.
- Tuổi thọ cao, đa dạng chất liệu, đáp ứng tốt các đặc tính của lưu chất.
- Có thể tái sử dụng sau khi tháo dỡ từ đường ống này sang đường ống khác.
- Cấu tạo từ nhiều bộ phận, dễ tìm kiếm phụ kiện thay thế khi hư hại.
Cách tháo lắp rắc co
Tùy thuộc vào chất liệu, kiểu kết nối mà chúng ta chuẩn bị và tiến hành các bước lắp đặt khác nhau.
Cách lắp rắc co nhựa
Dụng cụ cần chuẩn bị để lắp đặt zắc co nhựa gồm có: keo dính hoặc cuộn băng tan, dụng cụ siết chặt như cờ lê.
- Bước 1: Xác định vị trí và kích thước zắc co cần lắp đặt.
- Bước 2: Sử dụng keo dính quét 1 lớp mỏng vào đầu đực zắc co (đối với dạng trơn) hoặc cuốn băng tan (đối với dạng ren).
- Bước 3: Đưa rắc co vào 2 đầu đường ống và siết chặt bằng tay hoặc dụng cụ.
- Bước 4: Kiểm tra lại trước khi đưa vào sử dụng chính thức bằng cách đưa áp suất nước hoặc khí vào test.
Cách lắp rắc co kim loại
Dụng cụ cần chuẩn bị để lắp đặt zắc co kim loại gồm có: băng tan (cao su non), cờ lê vặn đai ốc, zắc co kim loại theo kích thước ống, máy hàn.
Sau đó tiến hành lắp đặt theo 5 bước sau:
- Bước 1: Xác định vị trí lắp rắc co
- Bước 2: Nối 2 đầu đực với đường ống bằng phương pháp ren hoặc hàn. Đối với dạng ren cần cuốn thêm băng tan ở đầu đực để tăng khả năng bịt kín và độ chắc chắn. Và cần lưu ý là để lỏng đầu nối đực và cái để thuận tiện cho việc nối ống.
- Bước 3: Sử dụng cờ lê để siết chặt các đầu nối (đối với dạng ren)
- Bước 4: Siết chặt đầu cái tới khi nặng tay để đảm bảo độ chắc chắn.
- Bước 5: Tiến hành vận hành thử để kiểm tra độ rung lắc và rò rỉ lưu chất. Nếu không có vấn đề gì thì nghiệm thu và đưa vào sử dụng.
Cách tháo rắc co
Tùy thuộc vào phương pháp kết nối mà cách tháo khác nhau.
- Đối với dạng ren: Chỉ cần tác động lực vặn để tháo đầu nối ren ra khỏi đường ống một cách nhanh chóng.
- Đối với dạng gắn keo: Cần cắt đường ống ngay tại vị trí tiếp xúc của ống và zắc co nhựa. Sau đó thoa đều keo và hơ lửa để làm mềm/ biến dạng đường ống nhựa rồi sử dụng tua vít, kìm để vặn ống tách khỏi phụ kiện.
Nên dùng rắc co nhựa hay rắc co kim loại?
Trên thị trường hiện nay có nhiều chất liệu được sử dụng để sản xuất zắc co, vậy nên khách hàng cũng có thêm nhiều lựa chọn hơn. Tuy nhiên, đây cũng là điều khó khăn khi khách hàng chưa hiểu rõ rắc co là gì. Việc nên dùng rắc co nhựa hay kim loại phụ thuộc vào đặc tính của lưu chất, đường ống.
- Đối với các lưu chất áp lực thấp, nhiệt độ thấp như hệ thống nước tại khu dân cư, hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn,… thì zắc co nhựa giúp tối ưu chi phí bởi chúng có thể đáp ứng tốt ở môi trường nêu trên.
- Đối với các lưu chất có nhiệt độ, áp suất cao hay hệ thống quy mô lớn hoặc chứa lưu chất ăn mòn thì zắc co kim loại mang lại độ bền tốt hơn.
Trong nhiều trường hợp, các hộ gia đình, khu dân cư vẫn lựa chọn lắp đặt zắc co kim loại để hạn chế tình trạng giòn, vỡ của nhựa. Vậy nên, việc lựa chọn loại zắc co nào tùy thuộc vào tính chất của hệ thống và mong muốn của quý khách. Nếu quý khách chưa chọn được loại rắc co phù hợp, liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
Mua rắc co chất lượng ở đâu?
Tại Phụ Kiện Ống THP, chúng tôi luôn sẵn kho các loại rắc co với nhiều kích thước để phục vụ nhu cầu của quý khách hàng. Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp nhiều loại phụ kiện ống khác như côn, cút, tê, kép, lơ, măng sông,…
Khi mua hàng tại Phụ Kiện Ống THP, chúng tôi đảm bảo:
- Mức giá cạnh tranh cùng các mức chiết khấu, ưu đãi cao.
- Miễn phí giao hàng nội thành với các đơn có giá trị từ 5.000.000đ trở lên.
- Chính sách bảo hành 06 tháng cùng chính sách hậu mãi, hỗ trợ kỹ thuật.
- Cung cấp đầy đủ giấy tờ, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Để nhận báo giá chi tiết cũng như tư vấn về các loại phụ kiện, quý khách hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
Bài viết liên quan
Các loại bu lông thông dụng trong công nghiệp & đời sống
Bu lông rất thông dụng trong các công trình xây dựng, sản xuất công nghiệp,
Th12
Cấu tạo của bu lông – Cấu tạo mối ghép bu lông gồm mấy phần?
Bu lông được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực với thiết kế đơn
Th12
Bu lông là gì? Bu lông dùng để làm gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, khi cần kết nối các chi tiết lại với nhau,
Th12
Tê thu là gì? Các loại tê thu trong hệ thống công nghiệp
Nếu trên các hệ thống ống có cùng kích thước, người ta sử dụng tê
Th12
Tìm hiểu về tê đều – Các loại tê đều trong công nghiệp
Trong nhiều hệ thống được lắp đặt ba đường ống cần kết nối với nhau
Th12
Lơ thu là gì? 4 Vật liệu sản xuất lơ thu thông dụng
Trong các hệ thống đường ống dẫn nước, gas, dầu, hơi nóng, khí nén và
Th12