Tê thu là gì? Các loại tê thu trong hệ thống công nghiệp

Nếu trên các hệ thống ống có cùng kích thước, người ta sử dụng tê đều để nối ống được lắp đặt hình chữ T thì tê thu được sử dụng khi lắp đặt ống khác kích thước. Vậy tê thu là gì? Cùng Phụ kiện ống THP khám phá đặc điểm và các loại tê thu trên đường ống.

Tê thu là gì?

Tê thu, hay còn gọi là tê giảm, là một phụ kiện với thiết kế hình T cho phép kết nối ba đường ống, trong đó phổ biến là dạng thu giảm có hai nhánh chính có kích thước bằng nhau và một nhánh phụ có kích thước nhỏ hơn.

Tê thu có thiết kế đầu nối nhánh nhỏ hơn
Tê thu có thiết kế đầu nối nhánh nhỏ hơn

Chức năng chính của tê thu là phân chia dòng chảy theo góc 90°, đồng thời giảm kích thước đường ống, giúp tăng áp lực dòng lưu chất ở nhánh nhỏ. Nhờ tính năng này, tê giảm được ứng dụng phổ biến trong các hệ thống chế biến và sản xuất hiện đại.

Bạn cũng có thể tham khảo Tê đều khi kết nối với ống nhánh có cùng kích thước.

Đặc điểm nổi bật của tê thu

  • Được sản xuất từ nhiều loại vật liệu như thép, inox, nhựa, đáp ứng nhu cầu lắp đặt trong các hệ thống công nghiệp khác nhau.
  • Có thể kết nối theo phương pháp hàn kín, ren hoặc gắn keo tùy thuộc vào loại vật liệu. Đối với các dòng tê giảm hàn, các đầu kết nối được vát cạnh, giúp việc hàn dễ dàng hơn, đảm bảo độ bền và kín khít.
  • Phù hợp với nhiều hệ thống khác nhau, có thể làm việc hiệu quả trong các môi trường hóa chất, nhiệt độ cao, hay môi trường có áp suất lớn.

Các loại tê thu phổ biến trong hệ thống công nghiệp

Tê thu thép hàn

Tê thu thép hàn được sản xuất từ vật liệu thép đúc, kết nối với đường ống bằng phương pháp hàn kín. Với các đầu nối được gia công vát cạnh, tê giảm thép hàn có khả năng chịu nhiệt cao (lên đến 400°C), độ bền kết cấu tốt và đảm bảo không rò rỉ lưu chất. Sản phẩm này thường được sử dụng trong các hệ thống công nghiệp nặng như lò hơi, đường ống dẫn khí nén, dầu khí.

Tê thu thép hàn có độ bền cao
Tê thu thép hàn có độ bền cao

Tê thu thép nối ren

Tê thu thép nối ren sử dụng phương pháp kết nối ren (thường là ren trong), phù hợp với các hệ thống đường ống nhỏ và vừa. Loại tê này linh hoạt, dễ dàng lắp đặt và tháo rời, thích hợp cho các hệ thống cần bảo trì hoặc thay thế thường xuyên.

Tê thu thép ren phổ biến là ren mạ kẽm
Tê thu thép ren phổ biến là ren mạ kẽm

Tê thu hàn inox

Tê thu hàn inox được làm từ các loại inox 304, 316 với khả năng chịu nhiệt và áp lực tốt. Bên cạnh đó, đây là vật liệu có khả năng chống ăn mòn cao nên thích hợp trong các ứng dụng có điều kiện khắc nghiệt.

Loại phụ kiện này được kết nối vào đường ống bằng phương pháp hàn, vậy nên ở mỗi đầu nối được làm vát mép để thuận tiện cho quá trình hàn. Kết nối này mang lại liên kết chắc chắn và bền vững hơn so với nối ren. Đặc biệt, nó có thể chịu được áp lực lớn và kết nối được với các đường ống có kích thước lớn.

Đặc điểm tê thu hàn inox
Đặc điểm tê thu hàn inox

Tê giảm hàn inox phù hợp với các hệ thống công nghiệp yêu cầu độ bền và an toàn cao như đường ống dẫn hóa chất, hơi nóng, khí gas, và nước sạch. Với khả năng làm việc tốt trong môi trường khắc nghiệt, sản phẩm này là lựa chọn lý tưởng cho các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, và xử lý hóa chất.

Tê thu ren inox

Tê thu ren inox được chế tạo từ inox và kết nối với đường ống chủ yếu thông qua các kết nối ren trong. Tuy nhiên, vẫn có nhiều loại tê giảm inox thiết kế ren ngoài hoặc gồm cả ren trong ren ngoài.

Tê thu ren inox có độ bền cao
Tê thu ren inox có độ bền cao

Thiết kế ren giúp cho việc lắp đặt tê giảm nối ren trong đường ống ở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, loại tê này có khả năng chịu nhiệt độ và áp suất cao, đồng thời chống ăn mòn tốt, phù hợp với các môi trường làm việc chứa hóa chất, axit, hoặc nước biển. Tê giảm ren inox thường được sử dụng trong các hệ thống công nghiệp yêu cầu độ bền cao, như hệ thống dẫn nước, khí nén,…

Tê thu nhựa

Tê thu nhựa, thường được làm từ PVC hoặc PPR, có ưu điểm về trọng lượng nhẹ, dễ lắp đặt và giá thành rẻ. Sản phẩm này có khả năng chống ăn mòn tốt trong các môi trường hóa chất, axit, hoặc kiềm. Tuy nhiên, nhược điểm của tê giảm nhựa là không chịu được nhiệt độ quá cao, nên thường được sử dụng trong các hệ thống dân dụng hoặc các ứng dụng hóa chất nhẹ.

Nói chung, tê giảm giúp bạn kết nối ống tối ưu trong các trường hợp lắp đặt ống theo hình T và cần thay đổi lưu lượng dòng chảy khi chia về các nhánh. Với những đặc điểm các loại tê thu kể trên, bạn có thể dễ dàng lựa chọn loại tê phù hợp cho hệ thống của mình. Nếu bạn còn băn khoăn, hãy liên hệ Phụ kiện ống THP để được hỗ trợ nhanh chóng.

Bài viết liên quan

Bu lông M24 dùng cờ lê bao nhiêu? – Cách chọn cờ lê cho bulong

Trong ngành xây dựng, cơ khí và các ngành công nghiệp nặng, bu lông M24

Bu lông M22 – Tìm hiểu cấu tạo và thông số chi tiết

Khi thiết kế và thi công hệ thống đường ống, mỗi chi tiết nhỏ đều

Bu lông M20: Thông số, ứng dụng và các loại thông dụng

Bu lông M20 được sử dụng rộng rãi trong các công trình và hệ thống

Bu lông M18 – Cách phân loại và ứng dụng trong hệ thống đường ống

Bu lông M18 là một trong những loại bu lông có kích thước phổ biến

Bu lông M16 nghĩa là gì? Tìm hiểu các đặc điểm của bu lông M16

Bu lông M16 rất thông dụng trong các lĩnh vực đời sống và phổ biến

Bu lông M14 – Thông số và ưu nhược điểm của bulong M14

Bu lông là một trong những chi tiết không thể thiếu trong các xây dựng,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *