Thép CT3 là gì? Tính chất, ưu điểm và cách bảo quản

Thép CT3 hiện đang được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng và chế tạo các thiết bị, phụ kiện đường ống. Vậy thép CT3 là gì? Cùng khám phá về các đặc điểm của loại mác thép này trong bài viết dưới đây.

Thép CT3 là gì?

Thép CT3 là một loại thép cacbon thấp, được sản xuất theo tiêu chuẩn ГOCT 380 – 89 của Nga, và tương đương với các mác thép CCT34 và CCT38 theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1651-2:2008.

Thép CT3 là mác thép theo tiêu chuẩn của Nga
Thép CT3 là mác thép theo tiêu chuẩn của Nga

Với hàm lượng cacbon không vượt quá 0,25%, thép CT3 thuộc nhóm thép có carbon thấp, mang lại nhiều ưu điểm về độ dẻo, khả năng gia công và hàn, nhưng vẫn đảm bảo tính cơ học ổn định.

Thành phần của thép CT3

Bảng thành phần thép CT3

Nguyên tố

Cacbon

Mangan Silic Lưu huỳnh

Photpho

Hàm lượng

0.14% – 0.22%

0.4% – 0.6% 0.12% – 0.3% ≤ 0.05%

≤ 0.04%

Như vậy, trong thành phần của thép CT3 đều là những nguyên tố dễ tìm kiếm, dễ nấu như sắt, carbon, lưu huỳnh,… Vì thế mà giá thép CT3 thấp hơn một số mác thép khác nhưng vẫn đảm bảo độ bền bỉ trong các ứng dụng của nó.

Tính chất cơ lý của thép CT3

Thép CT3 có các đặc tính nổi bật như sau:

  • Hàm lượng cacbon: 0,14 – 0,22% (theo tiêu chuẩn GOST 380-88), giúp thép có độ dẻo cao, dễ gia công và hàn.
  • Giới hạn chảy: 215 – 245 MPa, tùy vào độ dày của thép.
  • Độ bền kéo: Dao động từ 373 đến 490 MPa, đảm bảo khả năng chịu lực tốt trong nhiều ứng dụng công nghiệp.
  • Độ giãn dài: Từ 22% trở lên, thể hiện khả năng kéo dài của thép khi chịu lực, giúp tăng tính linh hoạt trong sử dụng.

Ngoài ra, thép CT3 có khả năng hàn tốt, không bị giòn và dễ uốn, là lý do tại sao nó được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng và chế tạo cơ khí.

Ưu điểm của thép CT3

Các ưu điểm nổi bật của thép CT3
Các ưu điểm nổi bật của thép CT3
  • Thép CT3 có giá thành khá cạnh tranh trên thị trường do thành phần chính chủ yếu là sắt và cacbon, dễ kiếm và chế tạo, không chứa các hợp kim đắt tiền. Điều này giúp tiết kiệm chi phí cho các dự án xây dựng và chế tạo.
  • Với độ dẻo cao, thép CT3 rất dễ gia công thành các hình dạng khác nhau, đồng thời có thể hàn tốt, phù hợp với các công việc đòi hỏi sự linh hoạt trong sản xuất.
  • Thép CT3 có độ bền kéo và độ bền chảy đủ mạnh để sử dụng trong các kết cấu thép, chi tiết máy móc, thùng chứa, và các sản phẩm khác trong công nghiệp.
  • Khả năng chịu lực kéo và uống giúp cho thép CT3 hạn chế được các nguy cơ nứt gãy trong quá trình sử dụng.

Ứng dụng của thép CT3

Ứng dụng của thép CT3
Ứng dụng của thép CT3
  • Làm kết cấu thép cho các công trình xây dựng, cầu đường, và các hạng mục xây dựng khác.
  • Sử dụng trong sản xuất các chi tiết máy, linh kiện cơ khí như trục/ ty, đĩa van, đĩa đệm, bu lông, ốc vít,…
  • Sản xuất thùng chứa, bồn bể.
  • Thép CT3 còn được sử dụng để gia công các phụ kiện kết cấu như mặt bích, bản mã, và các thiết bị công nghiệp.
  • Được dùng để gia công các phụ kiện đường ống như cút thép, tê thép, rọ bơm thép, lọc y thép,…
  • Sử dụng trong sản xuất các thiết bị van công nghiệp như van bướm, van bi, van cổng, van một chiều,…
  • Thép CT3 được sử dụng trong sản xuất các loại thiết bị cần độ bền, độ cứng vừa phải nhưng dễ gia công.
  • Ngoài ra còn được sử dụng để sản xuất các sản phẩm gia dụng, nông nghiệp, thiết bị dân sinh,…

Cách bảo quản thép CT3

Bảo quản thép CT3 đúng cách giúp đảm bảo chất lượng của thép trong suốt quá trình lưu trữ và sử dụng. Để bảo vệ thép khỏi những tác động của môi trường và duy trì các tính chất cơ lý, bạn cần lưu ý một số phương pháp sau đây:

Cách bảo quản thép CT3
Cách bảo quản thép CT3
  • Đảm bảo thép được lưu trữ ở nơi khô ráo, có nhiệt độ ổn định và không có độ ẩm cao để tránh bị oxi hóa, gỉ sét.
  • Nếu bảo quản ngoài trời, bọc thép CT3 bằng lớp bao phủ bảo vệ như tấm bạt, vải bạt chống thấm, hoặc các loại vật liệu phủ chống gỉ.
  • Khi xếp thép, không nên để trực tiếp lên mặt đất hoặc nền ẩm ướt. Thay vào đó, cần sử dụng các pallet gỗ, nhựa hoặc các vật liệu cách ly để đặt thép lên cao.
  • Các kho chứa thép CT3 cần được thiết kế sao cho không khí lưu thông tốt, tránh tình trạng ứ đọng hơi ẩm trong không gian bảo quản.
  • Kiểm tra định kỳ xem có dấu hiệu của sự ăn mòn hay không. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu gỉ sét nào, cần có biện pháp làm sạch và bảo vệ ngay lập tức.
  • Cần tránh xa các hóa chất có tính ăn mòn như axit, kiềm, dung môi công nghiệp hoặc các hóa chất có thể gây hại cho lớp bảo vệ của thép.
  • Thép CT3 có độ dẻo cao nhưng lại không quá cứng, do đó dễ bị móp, biến dạng khi chịu lực va đập mạnh. Khi vận chuyển hoặc lưu trữ thép, cần tránh để thép bị va đập mạnh, đặc biệt là vào các bề mặt sắc nhọn hoặc các vật thể cứng khác.
  • Để chống gỉ sét, có thể sử dụng lớp dầu mỡ bảo vệ bề mặt thép CT3. Việc này giúp hạn chế sự tác động của độ ẩm và không khí vào bề mặt thép, giữ cho thép luôn trong tình trạng tốt nhất trong thời gian dài.

Như vậy, Phụ kiện ống THP đã chia sẻ tới bạn đọc thế nào là thép CT3, các tính chất, ưu điểm cũng như tính ứng dụng của nó. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chia sẻ thêm cách bảo quản thép CT3 hiệu quả nhất khi lưu kho và bảo quản.

Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về thép CT3. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi xuống bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian ngắn nhất.

Bài viết liên quan

So sánh thép đen và thép carbon khác nhau như thế nào?

Nhiều người lầm tưởng rằng thép đen là thép carbon. Vậy thực tế, hai loại

Thép đen là gì? Tìm hiểu về đặc điểm và ứng dụng của thép đen

Thép đen được biết đến là một loại vật liệu có tính bền bỉ, khả

Khối lượng riêng của thép – Cách tính khối lượng thép

Trong ngành công nghiệp xây dựng và chế tạo, thép là một vật liệu không

So sánh thép SS400 và Q235

Thép SS400 và Q235 là hai loại thép cấu trúc phổ biến trong ngành xây

So sánh thép CT3 và SS400

Thép CT3 và SS400 là hai mác thép tương đương, được sử dụng thay thế

Thép SS400 là gì? Tìm hiểu về mác thép SS400

Bên cạnh mác thép CT3, thép SS400 cũng là loại thép được ứng dụng rất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *