Thép mạ kẽm có bị rỉ sét không? Thép mạ kẽm có cần sơn chống rỉ? Đây là hai câu hỏi thường thấy khi mọi người sử dụng các sản phẩm được làm từ thép mạ kẽm. Đặc biệt là trong các ứng dụng đường ống, chúng ta sử dụng các loại ống và phụ kiện thép mạ kẽm thay thế cho inox vì giá thành rẻ, độ bền cao và chịu lực rất tốt. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp nhanh hai câu hỏi trên.
Thép mạ kẽm có bị rỉ sét không?
Thép mạ kẽm không bị rỉ sét nếu được mạ kẽm đúng quy trình và đạt chuẩn chất lượng về độ dày lớp mạ, khả năng chống ăn mòn,…
Khi lớp mạ kẽm bị hư hỏng thì các phân tử kẽm tiếp tục phản ứng tạo nên lớp chống ăn mòn điện hóa mới. Từ đó giúp bảo vệ lớp thép bên trong không bị rỉ sét dưới tác động của môi trường.
Tuy nhiên, ở các môi trường khắc nghiệt như vùng ngập nước, vùng ven biển,… thì có thể hình thành các lớp gỉ trên bề mặt nếu sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, những sản phẩm thép mạ kẽm bị trầy xước nhiều và sâu thì tại những vết xước đó sẽ có khả năng bị rỉ sét trước.
Có thể bạn quan tâm: Cách tạo mạ kẽm cho thép giúp bảo vệ lớp thép chống gỉ sét tốt
Cách bảo quản thép mạ kẽm khỏi bị rỉ sét
Như đã trình bày, thép mạ kẽm vẫn có thể bị rỉ sét do ứng dụng thời gian dài trong các môi trường khắc nghiệt. Trước tiên, để hạn chế được hiện tượng oxi hóa bề mặt thép mạ kẽm thì cần tránh các lực va đập mạnh gây trầy xước bề mặt và hạn chế các nơi ẩm ướt, hóa chất, nếu để ngoài trời phải có mái che.
Thông thường, khi đặt thép mạ kẽm trong kho thì cần cách sàn xi măng tối thiểu 10cm hoặc 30cm với nền đất để tránh độ ẩm từ sàn. Và điều cần thiết là không để sự tiếp xúc giữa các sản phẩm bị gỉ với sản phẩm chưa bị gỉ.
Thép mạ kẽm có cần sơn chống rỉ?
Trong nhiều ứng dụng, thép mạ kẽm cần sơn chống gỉ ví dụ như ứng dụng đặc biệt hay cần sơn màu để tăng tính thẩm mỹ.
Sơn chống rỉ là một trong các biện pháp được sử dụng để tạo nên lớp màng bảo vệ cho thép mạ kẽm nhằm hạn chế sự oxi hóa. Chúng vừa mang lại tính thẩm mỹ cao vừa gia tăng tuổi thọ cho thép mạ kẽm trong các ứng dụng. Các lớp sơn này đặc biệt phù hợp khi sử dụng thép mạ kẽm trong những điều kiện khắc nghiệt và có độ ăn mòn cao.
Ngoài ra có thể sử dụng các loại dầu chống rỉ, hóa chất chống rỉ như axit photphoric, axit citric, axit muriatic,… để ngăn chặn rỉ sét, đồng thời làm sạch được các vết rỉ sét lâu ngày.
Như vậy, thép mạ kẽm không bị gỉ sét ở điều kiện thường. Trong các điều kiện khắc nghiệt, có thể sử dụng sơn chống rỉ hoặc một số biện pháp khác để tăng cường khả năng chống oxi hóa cho thép mạ kẽm. Và để hạn chế tối đa sự xuất hiện của gỉ sét trên bề mặt thép mạ kẽm, hãy bảo quản chúng thật tốt.
Tại kho Phụ kiện ống THP, chúng tôi cung cấp nhiều loại phụ kiện thép mạ kẽm với các hình dạng, kích thước khác nhau và luôn đặt phụ kiện trên kệ hoặc che chắn kỹ lưỡng để bảo quản tốt nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần giải đáp thêm về thép mạ kẽm hay tìm mua các loại phụ kiện thép mạ kẽm.
Bài viết liên quan
So sánh thép đen và thép carbon khác nhau như thế nào?
Nhiều người lầm tưởng rằng thép đen là thép carbon. Vậy thực tế, hai loại
Th12
Thép đen là gì? Tìm hiểu về đặc điểm và ứng dụng của thép đen
Thép đen được biết đến là một loại vật liệu có tính bền bỉ, khả
Th12
Khối lượng riêng của thép – Cách tính khối lượng thép
Trong ngành công nghiệp xây dựng và chế tạo, thép là một vật liệu không
Th11
So sánh thép SS400 và Q235
Thép SS400 và Q235 là hai loại thép cấu trúc phổ biến trong ngành xây
Th11
So sánh thép CT3 và SS400
Thép CT3 và SS400 là hai mác thép tương đương, được sử dụng thay thế
Th11
Thép SS400 là gì? Tìm hiểu về mác thép SS400
Bên cạnh mác thép CT3, thép SS400 cũng là loại thép được ứng dụng rất
Th11