Thép mạ kẽm có sơn được không? Cách sơn thép mạ kẽm

Thép mạ kẽm có sơn được không là thắc mắc của rất nhiều người bởi bề mặt của nó trơn nhẵn lại có tính chống rỉ sét cao. Vậy thép mạ kẽm có sơn được không? Khám phá ngay cách sơn thép mạ kẽm trong bài viết này nhé.

Thép mạ kẽm có sơn được không?

Thép mạ kẽm có sơn được khi bạn muốn thay đổi màu sắc sơn để phù hợp hơn với không gian lắp đặt hoặc chỉ đơn giản là gia tăng khả năng chống ăn mòn cho thép mạ kẽm.

Có thể sơn cho thép mạ kẽm với nhiều màu sắc khác nhau
Có thể sơn cho thép mạ kẽm với nhiều màu sắc khác nhau

Dễ thấy nhất, trong các hệ thống PCCC thường sơn màu đỏ cho các thiết bị, phụ kiện, chi tiết được sử dụng trong hệ thống. Ngoài ra, có thể lựa chọn nhiều màu sắc khác như vàng, xanh dương, xanh lá, thậm chí là trắng.

Tuy nhiên các bước sơn thép mạ kẽm cũng cần thực hiện đúng cách bởi bề mặt của thép mạ kẽm trơn nhẵn nên có thể sơn không bám dính hoặc bị nứt sau khi sơn. Vậy nên để sơn được bề mặt thép mạ kẽm, bạn cần lựa chọn đúng loại sơn dùng cho thép mạ kẽm.

Sơn dùng cho thép mạ kẽm là sơn gì?

Đối với các sản phẩm thép mạ kẽm, có thể sử dụng sơn tĩnh điện, sơn chống gỉ, sơn latex acrylic,… để sơn cho thép mạ kẽm. Tuy nhiên, chi phí sơn tĩnh điện cho thép mạ kẽm cao cũng như tốn nhiều thời gian hơn và không dùng cho các thành phẩm tạo ra từ thép mạ kẽm.

Cách sơn thép mạ kẽm

Các bước sơn thép mạ kẽm
Các bước sơn thép mạ kẽm

Như đã trình bày, bề mặt thép mạ kẽm thông thường sẽ khó bám sơn và thường xuất hiện các vết rạn nứt sau khi sơn. Vì vậy, để đảm bảo lớp sơn thép mạ kẽm bền vững, hãy thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Làm sạch bề mặt thép mạ kẽm

Bất kỳ bề mặt nào trước khi sơn đều phải được loại bỏ hoàn toàn các chất bụi bẩn, dầu, chất gây ô nhiễm,… trên bề mặt để đảm bảo bề mặt được chuẩn bị đúng cách.

Bạn có thể sử dụng các loại dung dịch kiềm hoặc axit và dung môi làm sạch để loại bỏ mọi vật liệu hữu cơ. Và hãy chắc chắn rằng bạn đã làm sạch mọi ngóc ngách và góc cạnh của sản phẩm.

Làm sạch bề mặt thép mạ kẽm trước khi sơn
Làm sạch bề mặt thép mạ kẽm trước khi sơn

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng giấm trắng thay do dung môi. Đây là một phương pháp làm sạch an toàn, hiệu quả mà không gây độc hại. Bạn chỉ cần cho giấm vào giẻ sạch rồi lau lên bề mặt mạ kẽm. Lúc này, tính axit của giấm sẽ thúc đẩy quá trình bám dính của sơn thông qua phản ứng với kim loại.

Bước 2: Chà nhám bề mặt thép mạ kẽm

Do bề mặt trơn nhẵn của thép mạ kẽm mà chúng ta nên chà nhám bề mặt trước khi sơn để đảm bảo độ bám dính tốt nhất. Đối với các công trình lớn, có thể sử dụng phun bi, phun cát hoặc phun nước áp lực cao.

Đối với các công trình, chi tiết nhỏ, có thể sử dụng giấy nhám, máy mài, bàn chải sắt.

Bước 3: Rửa sạch và sấy khô

Sau tất cả các bước xử lý bề mặt thì việc cần làm là rửa sạch, đảm bảo không còn dầu, chất bẩn hay chất tẩy rửa nào còn sót lại trên bề mặt trước khi sơn. Hãy sử dụng nước sạch và để khô hoàn toàn trước khi tiến hành sơn. Độ ẩm có thể khiến các lớp sơn không bám được trên bề mặt.

Bước 4: Thi công sơn thép mạ kẽm

Trước hết, hãy sử dụng lớp sơn lót kim loại được tạo ra dành riêng cho bề mặt mạ kẽm. Lớp lót này đảm bảo sơn bám dính chắc chắn lên bề mặt thép mạ kẽm, giảm bớt tình trạng bong tróc, rạn nứt.

Thi công sơn cho thép mạ kẽm
Thi công sơn cho thép mạ kẽm

Sau khi lớp sơn lót khô, hãy sử dụng loại sơn thép mạ kẽm để sơn thành từng lớp đều nhau. Đối với các bề mặt nhỏ, có thể sử dụng con lăn, chổi quét còn các bề mặt lớn có thể dùng súng phun.

Lưu ý khi sơn thép mạ kẽm

Những lưu ý khi sơn thép mạ kẽm
Những lưu ý khi sơn thép mạ kẽm

Để lớp sơn có độ bền cao nhất, chúng ta cần lưu ý một số điều sau:

  • Đảm bảo thực hiện đúng tiến trình thi công, đừng bỏ qua bất kỳ bước nào.
  • Các loại sơn được sử dụng ngay sau khi pha. Nếu thi công ở các khu vực nhỏ trên cao, có thể chiết sang các lọ sơn nhỏ và sơn bằng chổi quét.
  • Tiến hành thi công sơn thành nhiều lớp sơn mỏng, điều này mang lại lớp hoàn thiện bền hơn.
  • Hãy chắc chắn để mỗi lớp khô hoàn toàn trước khi sơn lớp tiếp theo.
  • Nên sử dụng các loại dụng cụ thi công chất lượng cao để hạn chế tình trạng bám bẩn trên các lớp sơn khi thi công như lông chổi quét rụng ra và bám lại hay việc sử dụng con lăn kém chất lượng khiến các lớp sơn không đều,…
  • Không phủ alkyd trực tiếp lên bề mặt thép mạ kẽm vì dầu sẽ phản ứng với kẽm được sử dụng trong quá trình mạ kẽm, khiến alkyd bị bong tróc
  • Luôn đảm bảo đầy đủ các thiết bị, đồ bảo hộ lao động đầy đủ. 
  • Đặc biệt, phải tuân thủ theo hướng dẫn từ nhà sản xuất và nhà cung cấp.

Như vậy, sơn thép mạ kẽm không chỉ gia tăng tính thẩm mỹ mà còn có thể kéo dài tuổi thọ cho các sản phẩm thép mạ kẽm. Hy vọng những thông tin Phụ kiện ống THP chia sẻ phía trên giúp bạn giải đáp được Thép mạ kẽm có sơn được không cũng như cách sơn thép mạ kẽm hiệu quả. Bạn có thể để lại bình luận phía dưới nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác.

Bài viết liên quan

So sánh thép đen và thép carbon khác nhau như thế nào?

Nhiều người lầm tưởng rằng thép đen là thép carbon. Vậy thực tế, hai loại

Thép đen là gì? Tìm hiểu về đặc điểm và ứng dụng của thép đen

Thép đen được biết đến là một loại vật liệu có tính bền bỉ, khả

Khối lượng riêng của thép – Cách tính khối lượng thép

Trong ngành công nghiệp xây dựng và chế tạo, thép là một vật liệu không

So sánh thép SS400 và Q235

Thép SS400 và Q235 là hai loại thép cấu trúc phổ biến trong ngành xây

So sánh thép CT3 và SS400

Thép CT3 và SS400 là hai mác thép tương đương, được sử dụng thay thế

Thép SS400 là gì? Tìm hiểu về mác thép SS400

Bên cạnh mác thép CT3, thép SS400 cũng là loại thép được ứng dụng rất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *